Phương pháp tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm theo giá cơ bản
Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán mộtđơn vị sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra, trừ thuế sản phẩm và cộngtrợ cấp sản phẩm mà người sản xuất nhận được.
I. GIÁ VÀ THUẾ
1. Giá trong thống kê tài khoản quốc gia
Giá là một thuật ngữ thường được nhắc tới trong tính toán các chỉ tiêu cơ bản của hệ thống tài khoản quốc gia như Giá trị sản xuất (GO), Chi phí trung gian (IC) và Giá trị tăng thêm (VA). Theo thời gian có giá hiện hành và giá so sánh; theo quá trình hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm vật chất và dịch vụ có giá cơ bản, giá người sản xuất và giá người mua. Phần dưới đây sẽ tập trung trình bày về các loại giá cơ bản, giá người sản xuất và giá người mua.
1.1. Khái niệm về các loại giá
- Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra, trừ thuế sản phẩm và cộng trợ cấp sản phẩm mà người sản xuất nhận được. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải được người sản xuất ghi hóa đơn riêng.
Giá cơ bản không bao gồm bất cứ loại thuế nào đánh vào sản phẩm, thuế này người sản xuất nhận từ người mua và nộp cho Nhà nước, nhưng bao gồm các khoản trợ cấp sản xuất (trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác) mà người sản xuất nhận được từ Nhà nước để hạ mức giá bán cho người mua.
Giá cơ bản đo lường khoản tiền người sản xuất được hưởng nên đó là mức giá gần nhất liên quan đến quyết định của người sản xuất.
- Giá người sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) được khấu trừ mà người mua phải trả. Giá người sản xuất không bao gồm chi phí vận tải mà người sản xuất ghi hóa đơn riêng.
Cả giá người sản xuất và giá cơ bản đều không bao gồm VAT, hoặc thuế tương tự tính trên hàng bán ra.
Khác với giá cơ bản, giá người sản xuất bao gồm thuế sản phẩm không phải VAT và không bao gồm trợ cấp sản phẩm (trợ cấp nhận được trên một đơn vị đầu ra). (Giá người sản xuất là giá không bao gồm VAT mà người mua phải trả).
- Giá người mua là số tiền người mua phải trả để nhận được một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ tại thời gian và địa điểm do người mua yêu cầu.
Giá người mua không bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hay thuế tương tự được khấu trừ. Giá người mua bao gồm cả phí lưu thông (phí thương mại và vận tải) do người mua phải trả.
1.2. Mối liên hệ giữa các loại giá
- Sự giống nhau: Tất cả các loại giá đều bao gồm các yếu tố chi phí trung gian, thu nhập của người lao động, khấu hao tài sản cố định, thặng dư sản xuất.
- Sự khác nhau giữa các loại giá là do thuế sản phẩm; trợ cấp sản phẩm và phí lưu thông (phí vận tải và phí thương mại ).
Mối liên hệ giữa giá cơ bản, giá người sản xuất, giá người mua được thể hiện trong sơ đồ chi tiết thành phần của các loại giá dưới đây:
Thành phần theo các loại giá
Chi phí trung gian | Thu nhập của người lao động | Khấu hao TSCĐ | Thặng dư sản xuất | Thuế sản xuất khác + Trợ cấp sản xuất | | | |
Giá cơ bản | | | |
Chi phí trung gian | Thu nhập của người lao động | Khấu hao TSCĐ | Thặng dư sản xuất | Thuế sản xuất khác + Trợ cấp sản xuất | Thuế sản phẩm không phải VAT – Trợ cấp sản phẩm | | |
Giá người sản xuất | | |
Chi phí trung gian | Thu nhập của người lao động | Khấu hao TSCĐ | Thặng dư sản xuất | Thuế sản xuất khác + Trợ cấp sản xuất | Thuế sản phẩm không phải VAT – Trợ cấp sản phẩm | Thuế VAT không được khấu trừ | Phí thương nghiệp, phí vận tải |
Giá người mua |
| | | | | | | | |
2. Thuế sản xuất
2.1. Khái niệm
Thuế là khoản phải nộp bắt buộc, bằng tiền hay bằng hiện vật từ đơn vị thể chế cho Nhà nước.
Theo các tiêu chí phân tổ có nhiều loại thuế khác nhau, ở đây chỉ đề cập đến các loại thuế liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Trong hệ thống tài khoản quốc gia, thuế liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm gồm có thuế sản xuất và thuế nhập khẩu.
2.2. Phân loại thuế sản xuất
Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu được chia thành: Thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác.
+ Thuế sản phẩm là khoản phải nộp khi người sản xuất (hoặc người nhập khẩu) đưa sản phẩm vật chất và dịch vụ vào lưu thông dưới bất kỳ hình thức nào như: bán, chuyển nhượng, …Như vậy đối tượng của thuế đánh vào sản phẩm không bao gồm thành phẩm tồn kho. Thuế sản phẩm bao gồm cả thuế nhập khẩu.
Thuế sản phẩm gồm:
. Thuế VAT ( gồm VAT hàng nội địa và VAT hàng nhập khẩu );
. Thuế nhập khẩu (không bao gồm VAT hàng nhập khẩu) là thuế đánh vào hàng hóa sản xuất ở nước ngoài nhưng được đưa vào sử dụng trong nước. Thuế nhập khẩu gồm:
+ Thuế nhập khẩu
+ Thuế hàng nhập khẩu (không phải VAT) là thuế đánh vào hàng nhập khẩu như : thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đánh vào các dịch vụ đặc biệt, thuế lợi nhuận độc quyền nhập khẩu, thuế do đa tỷ giá hối đoái.
. Thuế xuất khẩu ;
. Thuế sản phẩm khác còn lại ( thuế doanh thu, thuế khoán, thuế tiêu thụ đặc biệt, …)
+ Thuế sản xuất khác là thuế mà đơn vị sản xuất phải nộp cho Nhà nước để tiến hành hoạt động sản xuất, không đánh trên sản phẩm hay lợi nhuận tạo ra. Khác với thuế sản phẩm, thuế sản xuất khác không tỷ lệ thuận với sản phẩm được tiêu thụ. Thuế sản xuất khác bao gồm thuế đánh vào quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng, tài sản khác dùng trong sản xuất.
Thuế sản xuất khác gồm:
. Thuế môn bài;
. Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
. Tiền thuê đất;
. Thuế tài nguyên,
. …
3. Trợ cấp sản xuất
3.1. Khái niệm
Trợ cấp sản xuất là khoản chuyển nhượng một chiều của Nhà nước cho các doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất hiểu theo nghĩa ngược với thuế sản xuất và làm tăng giá trị thặng dư của doanh nghiệp.
3.2. Phân loại
Trợ cấp sản xuất bao gồm trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác.
-Trợ cấp sản phẩm là trợ cấp tính trên một đơn vị hàng hóa và dịch vụ khi chúng được tạo ra hoặc nhập khẩu. Trợ cấp sản phẩm gồm có trợ cấp nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp sản phẩm khác.
- Trợ cấp sản xuất khác là trợ cấp mà đơn vị sản xuất nhận được từ nhà nước khi tiến hành hoạt động sản xuất, không tính trên sản phẩm sản xuất ra, (ví dụ: trợ cấp quỹ lương hoặc lực lượng lao động, trợ cấp làm giảm ô nhiễm môi trường…).
II. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THEO GIÁ CƠ BẢN
1. Khái niệm giá trị sản xuất
1.1. Khái niệm
Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời gian nhất định (quí hoặc năm).
Giá trị sản xuất chỉ tính đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ trong các công đoạn sản xuất của cơ sở (không kể ngành Nông nghiệp). Thu do chênh lệch giá không tính vào giá trị sản xuất, song trợ cấp sản xuất được tính vào giá trị sản xuất. Mức độ tính trùng chỉ tiêu giá trị sản xuất phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa sản xuất và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế.
Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản.
1.2. Các yếu tố cấu thành giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất theo giá cơ bản bao gồm các yếu tố cơ bản:
- Chi phí trung gian;
- Thu nhập của người lao động ;
- Khấu hao tài sản cố định;
- Thặng dư sản xuất.
Ngoài ra, giá trị sản xuất theo giá cơ bản bao gồm thuế sản xuất khác và trợ cấp sản xuất. Giá trị sản xuất theo giá cơ bản không bao gồm VAT hoặc thuế tương tự được khấu trừ.
Các thành phần cấu thành giá trị sản xuất theo giá cơ bản được thể hiện các sơ đồ dưới đây:
-Giá trị sản xuất theo giá cơ bản:
Chi phí trung gian | Thu nhập của người lao động | Khấu hao TSCĐ | Thặng dư sản xuất | Thuế sản xuất khác | Trợ cấp sản phẩm | Trợ cấp sản xuất khác |
Chi phí vật chất | Chi phí dịch vụ | Tiền lương bằng tiền | Tiền lương bằng hiện vật | Bảo hiểm XH, BHYT | … | Thuế môn bài | Thuế sử dụng đất NN | Tiền thuế đất | … |
| | | | | | | | | | | | | |
1.3. Sự cần thiết tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản
Giá trị sản xuất của các hàng hóa và dịch vụ được hạch toán và đánh giá trong quá trình sản xuất và có thể được tính theo giá cơ bản và giá người sản xuất. Tuy nhiên, chỉ tính giá trị sản xuất theo giá người sản xuất khi không thể tính được theo giá cơ bản với những lý do sau đây:
- Tính GO theo giá cơ bản nhằm thực hiện đúng quy định của Thống kê Liên hợp quốc, đảm bảo tính so sánh quốc tế.
- Giá cơ bản không bao gồm VAT và các loại thuế sản phẩm nên việc tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản thuận tiện hơn nhiều so với tính giá trị sản xuất theo giá người sản xuất vì trong nhiều trường hợp thông tin về thuế VAT thu được từ doanh nghiệp không phản ánh đúng thuế thực tế phải nộp tương ứng với quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
- Giá cơ bản đo lường khoản tiền người sản xuất thực sự thu được nên đó là mức giá gần nhất liên quan tới quyết định của người sản xuất.
- Khi tính GO theo giá cơ bản, thuế sản phẩm được coi như là người mua trực tiếp nộp cho nhà nước thay vì nằm trong mức giá trả cho người sản xuất và ngược lại.
- Các khoản trợ cấp sản phẩm được coi là người mua nhận trực tiếp từ Nhà nước chứ không phải thông qua người sản xuất.
2. Phương pháp tính
Giá trị sản xuất theo giá cơ bản được tính theo một số phương pháp sau :
2.1 Phương pháp tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm
Phương pháp này được áp dụng cho tính GO của ngành nông nghiệp.
Công thức tính như sau: GO = Qi x Pi
GO : Giá trị sản xuất
Qi : Sản lượng sản phẩm i
Pi : Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ở đây, đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất).
n : Số lượng sản phẩm
i : Sản phẩm thứ i
2.2. Phương pháp tính từ doanh thu tiêu thụ
Phương pháp này thường được áp dụng cho các ngành hoạt động sản xuất dễ dàng thu thập được thông tin về doanh thu như: công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ (ngoại trừ ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động ngân hàng, bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản).
GO = | Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (ở đây doanh thu không bao gồm thuế sản phẩm ) | + | Trợ cấp sản xuất (nếu có) | + - | Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng đang gửi bán, sản phẩm dở dang |
2.3. Phương pháp tính từ doanh thu bán hàng và trị giá vốn hàng bán ra
Phương pháp này áp dụng cho ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động kinh doanh bất động sản.
GO = | Doanh thu thuần bán buôn hoặc bán lẻ |
|