Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An quý I năm 2025
Nông nghiệp
Tính đến ngày 20/3/2025, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm trên địa
bàn tỉnh Nghệ An ước đạt 189 ngàn ha, giảm 0,39% so với cùng kỳ 20/3/2024.
Trong đó diện tích gieo cấy lúa ước đạt 90,73 ngàn ha, bằng 99,72% so với cùng
kỳ, tương tự diện tích ngô ước đạt gần 31,17 ngàn ha, bằng 99,27%, diện tích
khoai lang ước gần đạt 2,23 ngàn ha, bằng 100,47%, diện tích rau các loại ước đạt
23 ngàn ha, bằng 100,12%, diện tích đậu đỗ các loại ước đạt 672,06 ha, bằng
98,37%, so với cùng kỳ năm trước.
Tiến độ diện tích gieo trồng
một số cây hằng năm
(Tính đến ngày 20 tháng 3 năm
2025)
Trong
tháng 3/2025, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự chuyển biến
về cơ cấu và xu hướng phát triển. Đàn trâu, giảm do người nông dân chuyển sang
nuôi các loài vật nuôi khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn, như lợn và gia
cầm. Đàn bò, lợn phát triển mạnh nhờ các dự án chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng
công nghệ hiện đại và sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước. Chăn nuôi gia
cầm duy trì mức tăng trưởng ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt và trứng
ngày càng cao của thị trường.
Tính đến
thời điểm cuối tháng 3 năm 2025, đàn trâu trên địa bàn tỉnh Nghệ An ước đạt 248.168 con, giảm 2,54% (-6.460 con) so
với cùng thời điểm năm 2024. Đàn trâu có xu hướng giảm ở hầu hết các huyện do
xuất chuồng để tiêu thụ trước, trong và sau Tết, chưa kịp tái đàn; mặt khác, hiện
nay nuôi trâu không mang lại hiệu quả kinh tế như trước nên người dân có xu hướng
bán trâu để chuyển qua nuôi vật nuôi khác hoặc chuyển đổi công việc có thu nhập
ổn định hơn; Đàn bò toàn ước đạt 551.978 con, tăng 3,46% (+18.452 con) so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó bò sữa là 80.972 con, tăng 1,36% (+1.090 con) so với
cùng kỳ năm trước. Đàn bò phát triển khá do thuận lợi về giá cả và thị trường
tiêu thụ, người chăn nuôi có lãi ổn định và phương thức chăn nuôi ngày càng được
cải tiến. Bên cạnh đó tỉnh cũng có các chính sách hỗ trợ tín dụng, chương trình
nông thôn mới, các chương trình trợ giúp của các doanh nghiệp, chương trình
khuyến nông. Về chăn nuôi bò sữa, tiếp tục
ưu tiên phát triển trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao như Tập đoàn TH,
Vinamilk. Ngoài ra, sẽ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong
công tác giống để cùng lúc giải quyết “mục tiêu kép”, vừa nâng cao năng suất lại
cải thiện chất lượng; Đàn lợn ước đạt 1,02 triệu con, tăng 3,72% (+36.552 con)
so với cùng kỳ năm 2024. Đàn lợn phát triển ổn định nhờ kiểm soát tốt dịch
bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định. Giá thịt lợi hơi trên cả nước
trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung tăng cao và tăng từng ngày đã khuyến khích các hộ chăn nuôi tái đàn, đầu tư chuồng trại vào sản
xuất; Đàn gia cầm các loại ước đạt 38.551 nghìn con, tăng 7,55% (+2.761 nghìn
con) so với cùng kỳ năm trước; trong đó đàn gà ước đạt là 32.512 nghìn con,
tăng 8,08% (+2.430 nghìn con).
Chăn nuôi gia cầm
phát triển tốt, thị trường
tiêu thụ ổn định, giá cả không biến động lớn, tạo điều kiện để đàn gia cầm phát
triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngành này dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng
bền vững, đóng góp tích cực vào nền kinh tế địa phương. Nguồn cung các sản phẩm
chăn nuôi trên địa bàn đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, giá cả ổn định, không
xảy ra tình trạng khan hiếm hay tăng giá đột biến. Sau dịp Tết, người chăn nuôi
tiếp tục tái đàn để duy trì và phát triển đàn gia cầm. Tuy nhiên, với việc giá
thức ăn chăn nuôi và các chi phí sản xuất đang gia tăng, sẽ là một thách thức
lớn đối với hoạt động chăn nuôi trong thời gian tới. Thực tế, giá thức ăn chăn
nuôi cao đã tạo ra khó khăn cho các hộ chăn nuôi. Để đối phó, nhiều hộ đã áp
dụng giải pháp hiệu quả như sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ, thay thế dần thức ăn
thành phẩm chế biến sẵn.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại
thời điểm cuối tháng 3/2025
Lâm nghiệp
Tháng 3
năm 2025, bà con nông dân tích cực tiến hành trồng mới rừng sản xuất, trồng cây
phân tán các loại, tập trung khoanh nuôi, bảo vệ rừng, dọn thực bì, đào hố, tuyển
chọn cây giống các loại. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào phát triển rừng trong
toàn tỉnh, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trong việc trồng
cây gây rừng, đặc biệt hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về mục
tiêu trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó các cơ sở ươm giống
cũng đã chuẩn bị đầy đủ các giống cây lâm nghiệp để chuẩn bị cho trồng rừng năm
2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh.
Diện
tích rừng trồng tập trung tháng 3 năm 2025 ước đạt 2.407,57 ha, tăng 12,93%
(+275,57 ha) so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, diện
tích trồng rừng tập trung ước đạt 5.933 ha, tăng 11,50% (+612 ha). Diện tích trồng
rừng tháng 3 và quý I/2025 tăng cao do sau Tết Nguyên đán thời tiết rất thuận lợi
cho việc trồng rừng tập trung, nên bà con tích cực trồng để nhằm đạt được kế hoạch
đề ra. Mặt khác quỹ đất trồng rừng khá nhiều do tháng này gỗ khai thác tăng
cao, vì vậy người dân trồng bổ sung vào những diện tích đã được thu hoạch. Số
cây trồng phân tán tháng 3/2025 trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 329,98 ngàn cây,
tăng 21,76% (+58,98 ngàn cây) so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 3 tháng đầu
năm số cây trồng phân tán ước đạt 1334,05 ngàn cây, tăng 24,21% (+260,05 ngàn
cây).
Bên cạnh
việc trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện có, bà con nông dân cũng
tranh thủ khai thác gỗ đến thời kỳ thu hoạch và những lâm sản từ rừng để phục
cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu cuộc sống hằng ngày.
- Ước
tính sản lượng khai thác gỗ tháng 3 năm 2025 đạt 146.884,70 m3, tăng
1,87% (+2.692,70 m3) so với cùng kỳ năm trước, do sau Tết Nguyên đán,
giá keo nguyên liệu tăng cao nên bà con nông dân ồ ạt khai thác để bán cho các
nhà máy chế biến nguyên liệu gỗ. Tính chung quý I năm 2025, sản lượng gỗ khai
thác ước đạt 328.207 m3 tăng 8,70% (+26.272 m3).
- Một số
lâm sản thu nhặt khác như giang, măng, mộc nhĩ… trong tháng đều tăng hơn cùng kỳ
năm trước, do bà con nông dân tích cực thu nhặt để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
người dân.
Thủy sản
Quý I
năm 2025, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An tương đối thuận lợi về
thời tiết và ngư trường, ngư dân đã tích cực chuyển đổi mạnh sang đóng tàu công
suất lớn khai thác xa bờ, bên cạnh đó chính quyền các cấp đã động viên ngư dân
vươn khơi bám biển khai thác hải sản đạt kế hoạch đề ra, đồng thời thực hiện
nghiêm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và
không theo quy định. Hoạt động khai thác thủy sản đã có nhiều khởi sắc, khai
thác xa bờ được tăng cường và đem lại nguồn thu cho ngư dân. Hoạt động nuôi trồng
cũng có nhiều thuận lợi, các sản phẩm chủ lực đang được tiêu thụ tốt,
Sản lượng
thủy sản khai thác biển trên địa bàn tỉnh Nghệ An tháng 3 năm 2025 ước đạt
15.555 tấn, tăng 3,29% (+495 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá 12.774
tấn, tăng 3,17% (+392 tấn); tôm 168 tấn, tăng 9,80% (+15 tấn); thủy sản khác
2.613 tấn, tăng 3,49% (+88 tấn). Tính chung sản lượng thuỷ sản khai thác biển
quý I/2025 ước đạt 40.294 tấn tăng 4,15% (+1.604 tấn), trong đó cá 34.328 tấn,
tôm 426 tấn, thủy sản khác 5.540 tấn.
Thủy sản nuôi trồng
cũng khá ổn định, thời tiết thuận lợi, không xảy ra mưa gió lũ lụt, ít dịch bệnh.
Các hình
thức nuôi cá ao hồ nhỏ, đập lớn, các lồng bè bà con vẫn duy trì ổn định nuôi
các sản phẩm truyền thống đang trong thời kỳ thu hoạch sản lượng phục vụ cho
người tiêu dùng hàng ngày. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 3 năm 2025 ước đạt 7.395 tấn, tăng 4,69% (+331,3 tấn)
so cùng kỳ năm trước, trong đó cá nuôi 6.522 tấn, tăng 4,75% (+296 tấn); tôm
nuôi 206 tấn, tăng 7,29% (+14 tấn); thủy sản
khác 667 tấn, tăng 3,30% (+21,3 tấn). Lũy kế 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt
18.574 tấn, tăng 4,60% (+816 tấn), trong đó cá 16.677 tấn, tôm 382 tấn, thủy sản
khác 1.515 tấn.
Để đạt
và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ngư dân cần đẩy mạnh phát triển các nghề đánh
bắt thủy sản hiệu quả, khai thác tài nguyên biển một cách bền vững. Đồng thời,
cần tiếp tục khuyến khích cải hoán, nâng cấp tàu thuyền, đầu tư trang thiết bị,
ngư lưới cụ hiện đại, đảm bảo khai thác hiệu quả quanh năm. Trong nuôi trồng,
công tác tập huấn kỹ thuật và kiểm tra, hướng dẫn về chọn giống, thức ăn và xử
lý môi trường cần được tăng cường, giúp bà con nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác