image banner
BÁC HỒ NHÀ BÁO CÁCH MẠNG VĨ ĐẠI
Bác Hồ coi báo chí là vũ khí sắc bén, là phương tiệnđấu tranh chống đế quốc thực dân. Quá trình hoạt động cách mạng của Người gắnliền với hoạt động báo chí.

Bác Hồ coi báo chí là vũ khí sắc bén, là phương tiện đấu tranh chống đế quốc thực dân. Quá trình hoạt động cách mạng của Người gắn liền với hoạt động báo chí.

Bác Hồ với phóng viên Báo đài. Ảnh Tư liệu

Tháng 3 năm 1917 Bác Hồ hoạt động trong Hội Việt Kiều, kết thân với nhóm “Ngũ Long” người Việt Nam yêu nước ở Pháp viết bản yêu sách gồm tám điểm của người Việt Nam ký tên Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị các nước thắng trận thế chiến thứ I họp tại Versailles khai mạc ngày 28/6/1919. Năm 1921, Người cùng với một số chính khách thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa”. Năm 1922 lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) là cơ quan ngôn luận của Hội. Số 1 phát hành ngày 1/4/1922. Báo Le Paria thực hiện sứ mệnh giải phóng con người. Nguyễn Ái Quốc là linh hồn của tờ báo, Người là biên tập chính, vừa là phóng viên, vừa là họa sĩ, nhiếp ảnh, kiêm phát hành báo. Bác đã viết 38 bài trên báo Le Paria. Năm 1923, Người sang Liên Xô dự Đại hội quốc tế Nông dân, được gặp nhiều nhà hoạt động cách mạng, Người viết nhiều bài báo bằng tiếng Nga. Từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) ngày 11 - 11 - 1924, ngoài nhiệm vụ do Quốc tế cộng sản phân công, Người tổ chức huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam, thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội; Sáng lập tờ báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Trung ương Tổng bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Số 1 ra ngày 21/6/1925, đến tháng 4/1927 ra được 88 số bằng tiếng Việt tại số nhà 13A - đường Văn Minh- Quảng Châu Trung Quốc. Bác trực tiếp chỉ đạo và viết nhiều bài chính luận. Báo được chuyển về nước bằng đường thủy tới các “chi bộ”, các tổ chức cảm tình của Hội, các cơ sở Việt kiều ở Pháp, Thái Lan. Tờ báo có tác dụng rất to lớn, làm thức tỉnh mọi người yêu nước đến với cách mạng. Louis Marty chánh mật thám nước Pháp ghi nhận xét trong nhật ký đã đưa ra nhiều tình tiết nói về “chiến thuật khôn khéo” của ông Nguyễn Ái Quốc. Louis Marty phải thốt lên “… Thật là bái phục” cả hình thức, nội dung. Từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930, tại Hồng Kông, Bác trực tiếp chỉ đạo Hội nghị thống nhất các tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng mới có tên là Đảng cộng sản Việt Nam, quyết định đình bản các tờ báo riêng rẽ của các tổ chức Đảng trước đây, chỉ còn lại ra tờ báo “Tranh đấu” và tạp chí “Đỏ”. Ngày 15/8/1930, số đầu báo tranh đấu ra mắt bạn đọc, Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư trực tiếp chỉ đạo tờ báo. Các tờ báo tiếp nối do Trung ương Đảng chỉ đạo là: Avant - garde (Tiền Phong), sau đổi tên là Dân chúng. Điều đáng lưu ý là tờ Dân chúng bằng tiếng Pháp chuyển thành tiếng Việt, ra công khai, phát hành toàn Đông Dương, số đầu in 1000 bản, các số sau tăng lên 8.000 bản, số xuân 1939 in 15.000 bản, là cả một quá trình đấu tranh khôn khéo và là thắng lợi rất to lớn của Đảng ta lúc đó. Báo Dân chúng có vinh dự được đăng bài đầu tiên của Bác Hồ từ nước ngoài gửi về. Năm 1941 Bác về nước chỉ đạo Hội nghị Trung ương 8 thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh, cho lập tờ báo “Việt Nam Độc lập” năm 1941, tờ báo “Cứu Quốc” năm 1942. Do yêu cầu mới, đầu năm 1943, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh sáng lập tờ báo “Cờ Giải phóng” chuẩn bị mọi điều kiện cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng 8- 1945. Cờ Giải phóng ra được 33 số, sau khi giành được chính quyền, tình hình đất nước có nhiều phức tạp, Đảng ta rút vào bí mật, báo “Cờ Giải phóng” ngừng xuất bản, cho ra tờ báo “Sự thật”. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tháng 2/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương ra công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam tức Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay, báo Sự thật ngừng xuất bản nhường chỗ cho báo Nhân dân; số đầu ra ngày 11/3/1951. Cả một quá trình: Từ tờ báo Thanh niên là tờ báo cách mạng đầu tiên. Bác Hồ là người đặt những viên gạch xây nền móng, sáng lập ra báo chí cách mạng Việt Nam tiếp nối là tờ báo Tranh đấu, báo Dân chúng, Cờ Giải phóng, báo Sự thật, hiện nay là báo Nhân dân. Dù là chỉ đạo trực tiếp hay gián tiếp, kể cả thời gian làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, công việc bề bộn, có lúc tình hình nước nhà tựa ngàn cân treo sợi tóc, nhưng Bác Hồ vẫn thường xuyên chăm lo xây dựng, phát triển sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, Người đặc biệt quan tâm, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ báo chí, xuyên suốt cả quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, luôn lấy tờ báo làm cơ quan ngôn luận của Đảng. Người nói: “Báo chí là công cụ tuyên truyền cổ động, tổ chức lãnh đạo …”, “Báo chí là vũ khí sắc bén, nhanh nhạy, đại chúng, phục vụ kịp thời …”. Về tầm quan trọng của tờ báo, Bác nói: “Tờ báo Đảng là như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta. Nếu ai cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể Đảng viên và cốt cán cần phải xem báo Đảng”. Người nhấn mạnh trách nhiệm chính trị và bản lĩnh người cầm bút.

Quá trình hoạt động cách mạng của Bác gắn liền với viết báo, tổ chức làm báo. Bác đã viết tới trên 2000 bài báo. Chỉ tính những bài báo Người viết cho báo Nhân dân từ số ngày 11/3/1951 đến số 5526 ngày 1/6/1969 là 1205 bài báo với 23 bút danh khác nhau: CB, Chiến đấu, Chiến sĩ, CS, KS, TL, Nói Thật, v.v… Bút danh CB được dùng dưới nhiều bài nhất: 706 bài, bút danh TL là 240 bài. Gần đây Viện Hồ Chí Minh đã sưu tầm được tám bài báo của Bác Hồ viết trên tờ Cứu vong Nhật báo - một tờ báo do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Trong những ngày đen tối, tám bài báo viết trong 25 ngày đã thấy sức làm việc của Bác thật hiếm có. Thật là vĩ đại, hiếm thấy một vị lãnh tụ nào trên thế giới viết báo bằng tiếng nước ngoài trước khi viết bằng tiếng mẹ đẻ như Bác Hồ. Số lượng bài báo Bác viết rất lớn, sức làm việc căng thẳng, văn phong độc đáo, ngôn ngữ đi vào lòng dân.

Bác Hồ - Nhà báo cách mạng vĩ đại, mãi mãi sống với non sông đất nước ta.

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1