Vào cuối tháng 3/1975, khi thời cơ đãđến Bộ Chính trị hạ quyết tâm mở chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quyết định giảiphóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước. Chiến dịch mang tên Chủ tịch HồChí Minh vĩ đại. Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
Phương châm hành động của toàn quân, toàn dân ta lúc này là “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng giành thắng lợi hoàn toàn”. Công tác chuẩn bị trên mọi mặt được đẩy mạnh với quy mô to lớn với nhịp độ đặc biệt khẩn trương. Nhiều binh đoàn lớn được điều động từ các hướng cùng với các đơn vị chủ lực đang chiến đấu tại chỗ hình thành những cánh quân hùng mạnh bao vây Sài Gòn,
Ngày 26/4, ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ năm hướng, gồm 15 Sư đoàn. Hướng bắc có Quân đoàn 1 đánh vào phía Bắc Bộ tổng tham mưu địch. Hướng tây bắc, Quân đoàn 3 đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất và Sở chỉ huy hành quân của Bộ tổng tham mưu địch. Hướng đông nam, Quân đoàn 2. Hướng đông Quân đoàn 4. Hướng tây nam Đoàn 232. Các quân binh chủng hùng mạnh dày dạn kinh nghiệm gồm pháo binh, cao xạ, tên lửa, xe tăng thiết giáp, công binh, thông tin, vận tải, đặc công, biệt động, bộ đội địa phương và dân quân du kích đều được tập trung vào trận đánh lớn này. Các đơn vị đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu trên các hướng. 17 giờ ngày 26/4 ta phát lệnh chiến đấu. Chiến dịch bắt đầu.
Để thực hiện quyết tâm gải phóng Sài gòn, mưu kế của ta là tổ chức một thế trận vây tròn bốn mặt, đánh từ ngoài vào trong, phối hợp với các lực lượng biệt động nội thành chiến đấu.
Đêm 28 rạng sáng ngày 29/4/1975 các cánh quân hùng mạnh của ta từ nhiều hướng đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Tiến công bao vây tiêu diệt địch ở vòng ngoài. Thần tốc, táo bạo thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu quan trong ở bên trong. Chủ lực của ta đánh chiếm Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, phát triển về về Cát Lái cắt sông Lòng Tàu. Sáng 29/4 pháo lớn ở Nhơn Trạch dồn dập bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất, làm chủ hoàn toàn căn cứ Nước Trong, ngã 3 Long Bình.
Sáng 30/4, ta tiến hành tổng công kích vào nội thành. Các mũi tiến công đều theo nhiệm vụ tiến đánh các mục tiêu được xác định. Các đoàn Đặc công, biệt động, bộ đội địa phương, dân quân, du kích cùng phối hợp chiến đấu. Nhân dân, công nhân, sinh viên, trí thức đều hưởng ứng nổi dậy chiến đấu ngăn chặn không cho địch phá hủy nhà máy và gọi địch ra hàng.
Trước sức mạnh hoàn toàn áp đảo của ta, toàn bộ quân địch trong thành phố Sài Gòn – Gia Định đã mất hẳn tinh thần chiến đấu. Quân đoàn 2 tổ chức một mũi thọc sâu gồm xe tăng, xe bọc thép và bộ binh được đặc công yểm trợ qua các cầu và được du kích dẫn đường, vượt qua các chốt đề kháng của địch, nhanh chóng tiến đánh Dinh Độc Lập buộc nội các Sài gòn phải đầu hàng vô điều kiện. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh độc lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng./.
Hà Lạc