image banner
Chiếc nồi nhôm và tấm gương hy sinh của nữ Anh hùng Lê Thị Tuyết
Tháng 5năm 2007, thực hiện nhiệm vụ sưu tầm hiện vật phục vụ triển lãm chuyên đề về 60năm ngày thương binh liệt sỹ, đoàn cán bộ sưu tầm Bảo tàng Quân khu 4 về thônDuân Kinh, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Trong không gian yên ả,tĩnh lặng của ngôi làng nằm bên bờ dòng sông Vĩnh Định (một nhánh của sôngHiếu) chúng tôi lặng người vì xúc động trước một kỷ vật là chiếc nồi nhôm kẻthù đã dùng nấu gan người nữ anh hùng Lê Thị Tuyết năm 1968. Chiếc nồi nhôm kẻ thù dùng nấu gan của nữ Anh hùng Lê Thị Tuyết

Tháng 5 năm 2007, thực hiện nhiệm vụ sưu tầm hiện vật phục vụ triển lãm chuyên đề về 60 năm ngày thương binh liệt sỹ, đoàn cán bộ sưu tầm Bảo tàng Quân khu 4 về thôn Duân Kinh, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Trong không gian yên ả, tĩnh lặng của ngôi làng nằm bên bờ dòng sông Vĩnh Định (một nhánh của sông Hiếu) chúng tôi lặng người vì xúc động trước một kỷ vật là chiếc nồi nhôm kẻ thù đã dùng nấu gan người nữ anh hùng Lê Thị Tuyết năm 1968.

Theo sự chỉ dẫn của đồng chí cán bộ văn hoá xã, chúng tôi được bà Lê Thị Huê, người trực tiếp chứng kiến sự hy sinh của chị Tuyết kể lại những kí ức luôn hiện hữu trong bà gần 40 năm qua: Liệt sĩ, Anh hùng LLVT Lê Thị Tuyết sinh năm 1949 ở thôn Duân Kinh, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Bố của chị là liệt sĩ chống Pháp, 16 tuổi chị đã thoát ly làm du kích hoạt động trong vành đai chiếm đóng của Mỹ - ngụy. Năm 1967 chị là y tá huyện đội Hải Lăng, thường xuyên có mặt tại khu vực Rú Thi Ông, nơi vùng đầm lầy lội bên các cửa sông Vĩnh Định, Ô Lâu và những đồi cát cây rừng nguyên sinh bao bọc. Rú Thi Ông được coi là hậu cứ và là nơi rút lui của du kích, bộ đội, thương binh sau các cuộc chiến đấu trong lòng địch.

Hồi đó bà Huê 22 tuổi, là “vợ Việt cộng” nên bị địch liệt vào danh sách “cơ sở Cộng sản". Sáng ngày 05/7/1968 khi nghe tin bọn lính thủy đánh bộ Tiểu đoàn 4 ngụy đi càn các xã vùng ven dọc theo sông Vĩnh Định, du kích trong làng Duân Kinh đều phải tạm lánh đi nơi khác, bà Huê vẫn ở nhà vì nghĩ mình chỉ là một người dân bình thường. Bà nói: “Ai mà ngờ được! Khoảng 8 giờ sáng tụi lính xộc vô nhà rồi dong tui đi khắp làng. Ra đến bờ sông tui thấy một tốp khác nữa đang tra khảo một người con gái".

Thì ra, chị Tuyết bị bắt tại Bến Thi Ông bên sông Vĩnh Định và bọn chúng đã tra tấn, dẫn độ chị về làng để làm gương cho những ai muốn đi theo cách mạng. Chị Tuyết nằm bệt giữa bùn, chân trong bờ cỏ, đầu chúc ra ngoài, tóc xòa trong nước như rong bám mép sông. Thằng lính cầm xô chửi tục và xối nước vào miệng Tuyết, bọt xà phòng sủi trào phủ kín hết mặt. Rồi bà Huê cũng bị “lấy cung” bằng những xô nước đó, thứ nước xà phòng hòa ớt bột bỏng rát. Mỗi lần tỉnh lại bà Huê thấy chị Tuyết đang nằm giữa đống bọt xà phòng, chị cọ đầu tóc bết bùn nhìn bà, gửi gắm: Em... không khai chi hết!

Một ngày dài đằng đẵng, “Một ngày sống chung với Tuyết” như bà Huê nói, đó là ngày dài nhất của cuộc đời bà: “Chiều 5/7/1968, tui chứng kiến cảnh tượng lính ngụy đã trói chị Tuyết vào cây mít ở một góc sân nhà thờ bỏ hoang rồi tra tấn, giết hại và hất xác chôn đứng chị trong một cái hố đào sẵn bên cây mít, chừa lại đầu ngoi trên mặt đất. Lát sau cả bọn kéo về, cùng ngồi quây tròn bên một cái soong nhôm; một thằng cầm lá gan tươi, hắn nghiêng bàn tay qua lá gan xẻ thành 10 miếng. Thằng đó tát tui một cái, rồi đốt cồn trong cái soong nhôm và hô “Nhậu!” Cả thảy 10 thằng...”.

Mười tên lính ngụy đã ăn một phần thi thể chị Tuyết ngay trước mặt bà Huê, ngay bên sông Vĩnh Định còn loang bọt xà phòng ớt phồng rộp giữa vạt bùn oằn xéo. Trời chiều chưa tắt nắng, để con sông chứng kiến hết gian truân một ngày của một con người nguyện đánh đổi từng giọt máu tuổi 19 để hoàn thành bổn phận cả đời. Chị ở đó, 2 ngày 2 đêm, chỉ cách nhà mẹ đẻ vài trăm mét. Sang ngày thứ 3 sau khi bọn lính rút đi, bà con láng giềng buộc củi kéo quanh đầu chị để đề phòng bọn chúng gài lựu đạn rồi mới dám đào thi hài chị đưa đi mai táng.

Chứng kiến cảnh tượng dã man, tàn bạo của kẻ thù, bà Huê ngất lịm. Khi quân địch rút đi bà được nhân dân cứu chữa kịp thời nhưng hình ảnh về sự hy sinh dũng cảm của chị Tuyết không thể nào phai trong tâm trí. Bà và những người dân trong làng đã bí mật lập một ngôi miếu nhỏ ngay gốc cây mít bên dòng sông nơi chị Tuyết hy sinh để thờ cúng, hương khói. Chiếc nồi nhôm kẻ thù đã dùng thực hiện hành vi tàn ác cũng được bà lưu giữ trong ngôi miếu và trở thành chứng nhân cho câu chuyện về người con gái anh dũng. Sau ngày đất nước thống nhất, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng đã quyên góp, xây dựng ngay bên cạnh ngôi miếu nhỏ một ngôi trường tiểu học mang tên Lê Thị Tuyết. Năm 1997, Lê Thị Tuyết được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. 40 năm sau ngày chị Tuyết hy sinh, kỷ vật về người nữ anh hùng bên dòng sông Vĩnh Định năm nào đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4.

Giản Viết Xuân

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1