Khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Chương trình văn nghệ khai mạc triển lãm Ngày 18/9/2018, tạiTrung tâm Văn hóa Thông tin huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển lãmBản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Nhữngbằng chứng lịch sử và pháp lý”. Với hơn 150 bản đồ và tư lịệu lịch sử về haiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, triển lãm không chỉ góp phần khơidậy ý thức tự cường, niềm tự hào dân tộc mà còn bồi đắp thêm những cơ sở, căncứ pháp lý vững chắc để mỗi người dân trên quê hương Bác vững tin sát cánh cùngnhân dân cả nước đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
những bằng chứng lịch sử và pháp lý.
Theo hiểu biết địa lý thời xưa, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện liền một giải, bao gồm cả Hàng Sa và Vạn lý Trường Sa ban đầu được Người Việt gọi chung một tên nôm là Bãi Cát Vàng. Nửa đầu thế kỷ thứ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “Đội Hàng Sa” lấy người từ xã An Vinh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quý hiếm về dâng nộp. Sau đó tiếp tục tổ chức “Đội Bắc Hải” lấy dân thôn Tứ Chính, xã Cảnh Dương, Phủ Bình Thuận cùng nhiệm vụ như “Đội Hoàng Sa”... Nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền hòa bình liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa từ thế kỷ XVII các tài liệu lịch sử, địa chí và bản đồ toàn tập “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá, tự Công Đạo (1686), “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776), “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1924), “Đại nam thập lục tiền biên” (1844 – 1848), “Đại nam thập lục chính biên” (1844 – 1848), “Đại nam nhất thống chí” do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn (1910), “Đại nam nhất thống tiêu đồ” (1838) là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838, trên bản đồ có ghi 2 tên Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa. “Đại Nam thực lục chính biên” (1844 – 1848) quyển 104 có ghi: Tháng 8 mùa thu năm Quý Tỵ, Minh Mệnh thứ 14 (1833)... Vua bảo bộ công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi có một giải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông sâu. Gần đây thuyền buôn thường (Mắc cạn) bị hại. Nay nên dự bị thuyền mảnh, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. “Đại Nam thực lục chính biên” (1844 – 1848) quyển 154 có ghi: Tháng 6 mùa hạ năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (1835)...dựng đền thờ ở đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi, Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn có giếng, phía tây Nam có miếu cổ, có tấm bia khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình”...
Đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành cấp tỉnh và huyện Nam Đàn cắt băng khai mạc triển lãm
Các tài liệu nước ngoài đề cập về Hoàng Sa, Trường Sa và các hoạt động của Nhà nước phong kiến Việt Nam: 2 bản đồ Hàng hải Châu Âu thế kỷ XV, XVI; bản đồ Hàng hải Bồ Đào Nha thế kỷ XVI. Trong 2 bản đồ do phương tây vẽ và xuất bản có nhiều chi tiết khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Các nét vẽ cho thấy điểm cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.
Phiên bản các văn bản thời pháp thuộc: Hiệp ước bảo hộ năm 1884, Pháp nhân danh Việt Nam thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo thông qua các hoạt động tuần tra, kiểm soát đóng quân và quản lý hành chính. Từ 13/4/1930 đến 12/4/1933, Chính phủ Pháp đã cử các đơn vị Hải quân lần lượt ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa. Năm 1938 Pháp dựng bia chủ quyền, xây dựng xong đèn biển, trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở đảo Itu Aba trong quần đảo Trường Sa...
Phiên bản các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 đến 1975, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Ngày 6/9/1951 tại Hội nghị Xan Phran – Xi – Cô, đại diện Chính phủ miền Nam Việt Nam (ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng) chính thức tuyên bố và khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với 2 quần đảo. Chính quyền Việt Nam cộng hòa đã đóng quân trên 2 quần đảo, đảm nhiệm việc quản lý 2 quần đảo theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam trao cho quản lý tạm thời nửa nước Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do. Tháng 1/1974, Trung Quốc chiếm đóng nhóm đảo phía tây Quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tố cáo Bắc Kinh vi phạm chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ra tuyên bố phản đối hành động trên của Trung Quốc. Ngày 14/2/1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng hòa công bố sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đại biểu tham quan triển lãm
Phiên bản các văn bản hành chính của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay, tiếp tục khẳng định thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như: Nghị quyết của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (khóa XI) kỳ họp thứ 5 ngày 23/6/1994 phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982; tháng 4/2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa và 2 xã Song Tử Tây và Sinh Tồn; ngày 21/6/2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Luật pháp quốc tế.
Bảo vệ và thực hiện chủ quyền
đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời kỳ mới
Bác Hồ kính yêu đã từng căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”
Biển, đảo là một phần “máu thịt” thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam chúng ta. Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc biển, đảo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình dựng nước và giữ nước. Ông cha chúng ta đã đổ bao nhiêu xương máu để xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với những vùng biển, đảo. Ngày nay và mãi mãi về sau các thế nhệ người Việt Nam chúng ta luôn có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ vững chắc biển, đảo của tổ tiên để lại, bảo vệ không gian sinh tồn đời đời của dân tộc.
Thời gian qua tình hình Biển Đông có những diễn biến rất phức tạp, liên quan đến nhiều nước, nhiều bên và liên quan đến chiến lược mới của các cường quốc trên thế giới. Trên diễn biến thực địa, Trung Quốc tăng cường xây dựng, tôn tạo một số bãi đá ngầm chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo có quy mô lớn. Đặc biệt Trung Quốc đang đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm, lập trường nhất quán về chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền của Việt Nam trên các vùng biển, thềm lục địa phù hợp với pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và chủ trương giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.
Hướng về biển đảo thân yêu, mỗi cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Nghệ An mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển đảo bằng tất cả trái tim giàu lòng nhân ái, bằng những việc làm thiết thực góp phần đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quê hương./.
Bài và ảnh: Ngọc Đại