image banner
Ký ức sau 40 năm chiến tranh biên gới Tây Nam - bài học cảnh giác với kẻ thù
Trước những hành động xâm lược và diệt chủng tàn bạo của chế độ Pôn Pốt, đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia anh em, Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, đập tan các hành động xâm lược, cùng với lực lượng vũ trang, nhân dân Campuchia và sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới đánh đổ chế độ diệt chủng vào ngày 7 tháng giêng năm 1979. 

Trước những hành động xâm lược và diệt chủng tàn bạo của chế độ Pôn Pốt, đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia anh em, Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, đập tan các hành động xâm lược, cùng với lực lượng vũ trang, nhân dân Campuchia và sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới đánh đổ chế độ diệt chủng vào ngày 7 tháng giêng năm 1979.

Ngày ấy… chúng tôi lại ra trận

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn 341 chúng tôi nói riêng và Quân đoàn 4 nói chung được cấp trên giao nhiệm vụ ở lại làm nhiệm vụ quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định nay là TP Hồ Chí Minh. Tháng 8 năm 1977 sau kỳ nghỉ phép, từ Nghệ An tôi trở lại Thành phố Hồ Chí Minh. Về đơn vị được một ngày, Sư đoàn triệu tập Hội nghị Quân chính cán bộ từ cấp Tiểu đoàn và tương đương trở lên nghe quán triệt nhiệm vụ mới. Lúc bấy giờ tình hình biên giới Tây Ninh và một số nơi khác, chính quyền Khmer đỏ cho lính xâm chiếm biên giới đốt phá giết hại đồng bào ta. Địa bàn ở rừng Long Khánh tỉnh Tây Ninh và một số nơi khác, ban đêm khi nhân dân ta đang trong giấc ngủ say thì chúng tràn sang đốt phá giết hại hàng trăm đồng bào ta rồi vứt xác xuống giếng. Trước tình hình đó cấp trên điều động Sư đoàn chúng tôi hành quân lên biên giới chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Lúc đầu cấp trên phổ biến nếu nhanh thì cũng chỉ một vài tuần thôi, bởi chúng ta cũng chưa đánh giá hết bản chất cực kỳ phản động của tập đoàn Pôn Pốt Qua những lần đi trinh sát thực địa, chứng kiến có làng mấy chục hộ dân bọn chúng đã nã sung bắn hết và vất xuống giếng thì mới thấy hết sự tàn bạo của bọn này . Khi đơn vị hành quân đến, quân Pôn Pốt đã rút về bên kia biên giới nhưng ngày nào cũng bắn pháo sang nước ta. Không những ở Tây Ninh mà một số nơi khác như Hà Tiên (Kiên Giang) Hồng Ngữ ( Đồng Tháp )….lính Khmer đỏ cũng sang lấn chiếm.

Bộ đội C5, Công an nhân dân vũ trang An Giang đánh trả quân PolPot xâm lược năm 1975

Ảnh InTenet

Cuối năm 1977, Sư đoàn 341 được lệnh hành quân cấp tốc từ Mộc Bài, Bến Cầu, Gò Dầu (Tây Ninh ), Hà Tiên (Kiên Giang ) sau đó về đánh địch ở 2 xã Khánh An và Khánh Bình, đây là 2 xã biên giới nhưng có đoạn ở sâu vào đất liền của huyện Hồng Ngữ (Đồng Tháp). Mục đích của Pôn Pốt là chiếm được 2 xã này để làm bàn đạp tấn công thị xã Châu Đốc – tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Chúng tổ chức lực lượng gần 2 Trung đoàn nhanh chóng đánh chiếm và làm công sự vững chắc. Thời gian này lực lượng bộ đội ta ở biên giới còn mỏng, vì sau chiến tranh nhiều đơn vị đã chuyển sang làm kinh tế và giải thể. Để nhanh chóng tiêu diệt địch, Sư đoàn 341 được Bộ tăng cường Trung đoàn 2 của Sư đoàn 330 Quân khu 9 và máy bay trinh sát, máy bay ném bom của Quân chủng Không quân. Chưa đầy 2 tuần cuối tháng 12 âm lịch năm 1977, Sư đoàn chiến đấu đã gần như tiêu diệt gọn quân địch, số còn lại tháo chạy về bên kia biên giới. Khánh An, Khánh Bình được giải phóng chúng ta đã đậptan âm mưu đánh chiếm thị xã Châu Đốc của chúng. Đã sát tết Nguyên đán năm 1978 nhưng ở Mộc Bài, Gò Dầu (Tây Ninh) Pôn Pốt lại cho quân sang lấn chiếm và thường xuyên bắn pháo vào thị xã Tây Ninh với âm mưu lâu dài là đánh chiếm thị xã.

Ngay trong đêm giao thừa tết Mậu Ngọ 1978, Sư đoàn lại được lệnh hành quân về hướng Tây Ninh. Lúc này cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn xác định chiến tranh với Pôn Pốt còn lâu dài chứ không đơn giản là xung đột biên giới như ban đầu nhận định. Điều mà chúng ta có thêm nguồn tin về chính quyền Khmer Đỏnhiều đoàn người chủ yếu là đàn bà trẻ em dân Campuchia lũ lượt vượt biên giới sang Việt Nam lánh nạn. Họ bảo chúng tôi phải trốn chạy thôi vì ở lại là bị lính Pôn Pốt dùng gậy đập chết. Đề nghị “ Coong Tóp” tức Bộ đội Việt Nam mau sang giúp nếu không nhân dân bị giết sạch. Trong số người chạy sang có Trung đoàn phó Hun Xen bỏ hàng ngũ sang nhờ Việt Nam giúp đỡ. Sau khi “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Căm pu Chia” được thành lập và kêu gọi chính phủ Việt Nam giúp đỡ nhân dân Căm pu Chia thoát khỏi họa diệt chủng. Với quan điểm, đường lối và tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả “Giúp bạn là tự giúp mình” Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc phản công. Cuối tháng 12 năm 1978 từ cánh rừng Long Khánh thuộc tỉnh Tây Ninh, Sư đoàn được lênh nổ sung tấn công vào Svay riêng (Căm pu Chia)...

Chỉ hơn nửa tháng chiến dịch tấn công, ngày 7/1/1979 Quân tình nguyện Việt Nam đã giải phóng thủ đô Phnompenh, đập tan chế độ Khmer Đỏ, do Pôn Pốt cầm đầu, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Đánh giá sự giúp đỡ to lớn, trong sáng, chí nghĩa, chí tình, kịp thời và hiệu quả của Việt Nam đối với Campuchia. Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ Vương quốc Campuchia khẳng định: “Nếu không có ngày 7/1/1979, nhân dân Campuchia chúng tôi cũng không thể có được những gì trong ngày hôm nay. Đây là chân lý lịch sử không một thế lực phản động nào có thể phủ nhận”.

Bài học cảnh giác với kẻ thù

40 năm, chiến tranh biên giới Tây nam đã đi qua. Nhiều Hội thảo khoa học đã phân tích đánh giá làm rõ âm mưu, diễn biến, bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến; trong đó bài học cảnh giác với kẻ thù vẫn còn nguyên giá trị.

Trước tình hình bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước diễn biến và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp khó lường. Nhất là tư tưởng dân tộc hẹp hòi, nước lớn; âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Để nêu cao cảnh giác cách mạng, là người lính từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam đồng thời là tác giả bài viết xin được nêu chính kiến và đề xuất:

- Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cần tăng cường công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, làm thất bại âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch nhằm tuyên truyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh quan hệ Việt Nam – Campuchia, hạ thấp và làm giảm ý nghĩa nhiệm vụ quốc tế của Quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

- Hiện nay các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương của ta mở rộng hội nhập để phát triển kinh tế; thông qua các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp; chúng hỗ trợ đầu tư mọi giá để trúng thầu vào những khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh nhằm thực hiện âm mưu lâu dài... Bởi vậy phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước là phải “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế”.

- Một lần nữa, để giáo dục tình thần cảnh giác cách mạng, xin được lấy câu nói của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn Hãng Thông tấn AP và Reuters về tình hình Biển Đông trong chuyến thăm Philippines tháng 5/2014: “ Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó”./.

Đào Nguyễn

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1