image banner

VẤN ĐỀ TIÊM CHỦNG VÀ SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Trong cuộc chiến sức khỏe và dinh dưỡng của Việt Nam trong hơn 2 thập kỷqua đã đạt được những kết quả đầy ấn tượng. Tuổi thọ trung bình đã tăng lên, vàtỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em đã giảm đáng kể

Trong cuộc chiến sức khỏe và dinh dưỡng của Việt Nam trong hơn 2 thập kỷ qua đã đạt được những kết quả đầy ấn tượng. Tuổi thọ trung bình đã tăng lên, và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em đã giảm đáng kể. Trong giai đoạn 1990 - 2005, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 53 xuống còn 19 trường hợp trên 1.000 ca sinh sống. Trong cùng thời gian đó, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng giảm từ 38 xuống còn 16 trường hợp trên 1.000 ca sinh sống. Các căn bệnh có thể phòng ngừa ở trẻ em đã góp phần to lớn vào thành tích trên. Nhờ có việc tiêm chủng cho trẻ em và các biện pháp can thiệp khác, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vào năm 2005. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 95% kể từ năm 1990 đến nay. Đồng thời, chiến lược phòng chống các bệnh rối loạn do thiếu các yếu tố dinh dưỡng vi lượng, ví dụ như bệnh quáng gà và thiểu năng trí tuệ do thiếu các yếu tố dinh dưỡng vi lượng, đã được thực hiện có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.

Cùng với kết quả chung của cả nước, Nghệ An cũng đã cố gắng để đồng hành với đất nước chống lại thiên tai, dịch bệnh, nâng cao kháng thể cho người dân, nhất là nâng cao sức khỏe cho trẻ em vùng xứ Nghệ. Tuy nhiên, Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng vẫn phải đối mặt với một thực tế là khoảng cách giàu nghèo, giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số, giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn.

Ở Nghệ An, dân tộc thiểu số (DTTS) thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực nông thôn miền núi và là những người ít được hưởng lợi nhất từ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Theo số liệu của cuộc điều tra 53 dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh năm 2015, tỉnh Nghệ An có 465.709 người dân tộc thiểu số, trong đó 95% là người dân tộc thiểu số sống ở vùng dân tộc. Tính đến thời điểm 01/7/2015 tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số là hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác nhận sống ở cùng dân tộc thiểu số là tỷ lệ hộ nghèo 39,9%, hộ cận nghèo 19,2% và khác là 40,9%. Trong khi đó thực tế trẻ em là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% tổng số trẻ em nghèo ở Nghệ An. Một số dữ liệu được trích xuất từ cuộc điều tra 53 Dân tộc thiểu số thể hiện tình hình này.

Số xã có trẻ em người DTTS được tiêm chủng, tiêm chủng đầy đủ của các xã vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Nghệ An

Nội dung

ĐVT

Năm 2014

Số xã có trẻ em người DTTS được tiêm chủng

145

+ Từ 90% trở lên

123

+ Từ 70% - 90%

16

+ Dưới 70%

6

Số xã có trẻ em người DTTS được tiêm chủng đầy đủ

145

+ Từ 90% trở lên

111

+ Từ 70% - 90%

19

+ Dưới 70%

15

Số xã có trẻ em người DTTS dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

141

Tổng số trẻ em người DTTS dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

Người

9.290

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy số trẻ được tiêm chủng và số trẻ em người DTTS dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn nhiều. Đây là một bài toán cần giải gấp của tỉnh nhà trong thời gian tới.

Nghệ An cần thực hiện rỗng rãi và nghiêm túc các biện pháp sau để đạt mục tiêu trẻ khỏe, thông minh và là mầm xanh tương lai của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung, cụ thể: chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ (ăn uống, ngủ nghỉ, khám, tiêm phòng đầy đủ, sinh đẻ tại cơ sở y tế để mẹ tròn con vuông); nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý; thực hiện tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng kỳ hạn để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn cần; theo dõi cân nặng, sinh đẻ kế hoạch, xây dựng hệ sinh thái vườn-ao-chuồng tại gia đình để tạo thêm nguồn thực phẩm nhằm cải thiện bữa ăn cho bà mẹ và trẻ em. Ngoài ra, cần tạo thêm việc làm, phát triển đồng đều giáo dục, y tế, luân chuyển lao động hợp lý giữa nông thôn – thành thị, người Kinh và các dân tộc thiểu số nhằm tạo tiền đề cho phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai.

Tóm lại, tiêm chung cho bà mẹ và trẻ em, và suy dinh dưỡng là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, tương lai của nòi giống. Do đó đòi hỏi những biện pháp cơ bản của nhà nước và sự kết hợp của nhiều ngành, gia đình và xã hội. Bản thân các bà mẹ là những người trực tiếp nuôi trẻ, cần được trang bị những kiến thức về nuôi con theo khoa học.

Nguyễn Thị Thu Hà – Cục Thống kê Nghệ An

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1