image banner
Việt Nam – Cách mạng tháng Tám 1945 và bối cảnh Đông Nam Á
Vài nét về tiền sử ĐôngNam ÁHiện nay vùng Đông Nam Á gồm 10 nướclà Việt Nam, Lào, CamPuchia, Thái Lan, Miến Điện (Myanma), Malaixia, Inđônêxia,Xingopo, Philippin, Brunay và DongTymo. Nhưng trong thời tiền sử thì vùng ĐôngNam Á là đất đai của 10 nước và cả miền Hoa Nam của Trung Quốc hiện nay. VùngĐông Nam Á thời kỳ tiền sử phía Tây kéo dài đến tận biên giới Bang Appam của ẤnĐộ, phía Đông đến tận Quần đảo Philippin, phía Nam đến tận Quần đảo Inđônêxia,phía Bắc đến tận bờ nam sông Dương Tử. Đó là do các giới khoa học quốc tế dựavào dự kiện nhân loại học, dân tộc học, ngôn ngữ học .v.v.

Vài nét về tiền sử Đông Nam Á

Hiện nay vùng Đông Nam Á gồm 10 nước là Việt Nam, Lào, CamPuchia, Thái Lan, Miến Điện (Myanma), Malaixia, Inđônêxia, Xingopo, Philippin, Brunay và DongTymo. Nhưng trong thời tiền sử thì vùng Đông Nam Á là đất đai của 10 nước và cả miền Hoa Nam của Trung Quốc hiện nay. Vùng Đông Nam Á thời kỳ tiền sử phía Tây kéo dài đến tận biên giới Bang Appam của Ấn Độ, phía Đông đến tận Quần đảo Philippin, phía Nam đến tận Quần đảo Inđônêxia, phía Bắc đến tận bờ nam sông Dương Tử. Đó là do các giới khoa học quốc tế dựa vào dự kiện nhân loại học, dân tộc học, ngôn ngữ học .v.v.

Sáng ngày 19/8, hàng chục vạn nhân dân rầm rập tiến về Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, đúng 11h trưa , cuộc mít tinh bắt đầu

Thực tế lịch sử chứng minh rằng, khi các quốc gia Đông Nam Á xuất hiện trên vũ đài lịch sử thì nó không những đủ khả năng chống lại mọi cuộc xâm lăng từ bên ngoài, mà còn đủ khả năng để bảo vệ nền văn hóa truyền thống chống đồng hóa, mà còn có thể tiếp thu những tinh hoa của hai nền văn hóa lớn Ấn Độ và Trung Hoa. Cũng phải nói rằng, ngay cả văn minh Ấn – Hằng và Hoàng Hà – Dương Tử, chỉ có thể phát triển và đạt tới đỉnh hoàn hảo của nó, một khi nó được tiếp thu văn hóa phương Nam, văn hóa Đông Nam Á.

Từ quá khứ tiền sử mà nhìn vào chiến cuộc năm 1945. Đông Nam Á làm nông nghiệp trồng lúa, nên trong cuộc sống đã xuất hiện đủ các yếu tố văn hóa đồng bằng, biển, rừng núi. Tính cách Đông Sơn là đặc điểm chung của cư dân Đông Nam Á, thời đại đồng thau và sắt sớm. Mẫu số chung của sinh hoạt cư dân Đông Nam Á lúc bấy giờ là nông nghiệp trồng lúa.

Đông Nam Á bị xâm lược của chủ nghĩa đế quốc thực dân, nếu tính từ khi Bồ Đào Nha chiếm Macca từ năm 154 đến năm 1945 thì hơn 434 năm, đã đến lúc nhân dân Đông Nam Á chớp thời cơ đấu tranh thoát khỏi ràng buộc áp bức cũng mất 4 thế kỷ. Cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất và lâu dài.

Chiến tranh thế giới xẩy ra giữa 2 phe liên minh quốc gia là phe trục Phát xít (Đức - Ý – Nhật) và phe đồng minh (Mỹ - Anh – Pháp – Liên Xô – Trung Quốc). Chiến tranh trên chiến trường Châu Âu kết thúc 8/5/1945 với sự đầu hàng vô điều kiện của Đức. Ngày 6/8/1945 Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống Hirosima (Nhật). Ngày 6/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật, ngày 9/8/1945, Mỹ lại tiếp tục ném bom nguyên tử xuống NagaXaki (Nhật). Cũng từ 9/8/1945, quân đội Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông tinh nhuệ của Nhật Bản, chỉ trong hai tuần lễ, toàn bộ đội quân thiện chiến này 750 ngàn lính bị đánh tan phải đầu hàng (17/8/1945). Quân đội Liên Xô cùng Giải phóng quân Trung Quốc, giải phóng toàn bộ Đông Bắc Trung Quốc, tiếp tục giải phóng hai quần đảo. Nhật Bản chịu chấp nhận đầu hàng vô điều kiện (15/8) và ký vào bản đầu hàng 2/9/1945. Đông Nam Á vùng lên với sự chuẩn bị nội lực từ trước và chớp thời cơ giành độc lập.

Cách mạng tháng tám 1945 ở Việt Nam

Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đánh đổ ách thống trị của thực dân và chế độ quân chủ, giành độc lập tự do.

Ngày 13/8/1945, Ủy Ban khởi nghĩa được thành lập do đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư của Đảng phụ trách. Từ 13 – 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Quốc dân Đại hội đã nhất trí với chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng thông qua lệnh tổng khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh và 10 chính sách lớn của Việt Minh. Quốc dân Đại hội bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Hàng chục triệu quần chúng đã nổi dậy đồng loạt khắp 63 tỉnh, thành phố trong đó các cuộc khởi nghĩa ở đô thị, đặc biệt là Hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn (25/8) đóng vai trò quyết định của cách mạng tháng Tám 1945. Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thành quả của quá trình đấu tranh lâu dài, đặc biệt là 15 năm đấu tranh chuẩn bị lực lượng của nhân dân Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh, của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội,

Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Một kỷ nguyên mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đã ra đời, Kỷ nguyên độc lập tự do. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã chặt đứt ở khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị nô dịch trên thế giới, mở ra thời kỳ suy sụp và tan rã của Chủ nghĩa thực dân. “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc” (Hồ Chí Minh).

CamPuchia: Năm 1863 thuộc bảo hộ của Pháp. Từ 1940 – 1945, bị nhật chiếm đóng, nền độc lập của CamPuchia được thiết lập cùng với các nước trên bán đảo Đông Dương. Sau cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp xâm lược (1954) là thành viên Liên hiệp quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1/1979.

Lào: Vào thế kỷ thứ XIV, Vua Phà Ngừm thống nhất Lào đặt tên nước là Lạn Xang, trong nhiều thập kỷ tiếp theo Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến điện, Xiêm. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp thôn tính Lào. Ngày 11/10/1945, Lào tuyên bố độc lập và là thành viên Liên hiệp quốc từ 14/12/1955, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam cấp đại sứ từ 6/9/1962. Thế là thắng lợi của 3 nước Đông Dương tạo nhân tố quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.

Malaixia: Từ đầu thế kỷ thứ XVI, Bồ Đào Nha chiếm Malaixia làm thuộc địa của Anh. Ngày 31/8/1957, Anh phải trao trả độc lập cho Malaixia. Từ 1641, Malaixia là thuộc địa của Hà Lan. Từ 1824 là thuộc địa của Anh. Ngày 31/8/1957, Anh phải trả độc lập cho Malaixia và Malaixia trở thành nước cộng hòa ở trong Liên hiệp Anh. Ngày 16/6/1963, Maliaxia cùng với Xingapo, Xaraoắc và Xaha hợp nhất thành Liên bang Malaixia. Năm 1965, Xingapo tách khỏi liên bang Malaixia thành quốc gia riêng, Quốc khánh 3/8/1957, là thành viên Liên hiệp quốc 17/9/1957, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 30/3/1973.

MianMa: Là quốc gia lâu đời ở Đông Nam Á (từ thế kỷ XI). Anh chiếm làm thuộc địa, sau 3 lần chiến tranh (từ 1824 đến 1885). Năm 1942, bị Nhật chiếm đóng, năm 1945 giải phóng khỏi ách phát xít Nhật, sau đó tiếp tục chống thực dân Anh. Ngày 1/4/1948 tuyên bố độc lập, là thành viên Liên hiệp quốc từ 19/4/1948, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam cấp Đại sứ từ 25/5/1975.

Thái Lan: Từ thế kỷ thứ I- II trên lãnh thổ Thái Lan đã có các nhà nước của Ngữ Môn. Thế kỷ thứ XII nước Thái từ phía Bắc di cư xuống và lập ra Vương quốc Xiêm từ 1268. Năm 1767, MyanMa xâm lược Xiêm. Năm 1782, Xiêm tự giải phóng và sau đó phát triển mạnh. Đến năm 1851, phần đất đã mở rộng ra một phần đất của MyAnma, Malaixia, CawmPuchia và Lào. Giữa thế kỷ XIX, các đế quốc Phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á. Và Xiêm phải trả lại đất đai chiếm đóng cho Lào và CamPuchia cho Pháp, của MyAnma và Malaixia cho Anh. Đến năm 1932 thành lập chế độ quân chủ lập hiến. Năm 1939, đặt tên nước là Thái Lan, quốc khánh 14/12/1946, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 6/7/1976.

XingaPo: Quốc gia hải đảo Đông Nam Á ở eo biển Malaixia, gồm một đảo lớn (XingaPo và một số đảo nhỏ lân cận). Năm 1819, trở thành thuộc địa Anh. Năm 1942 – 1945 bị Nhật chiếm đóng. Năm 1959, hưởng những chế độ tự trị. Năm 1963 – 1965 nằm trong Malaixia. Ngày 9/8/1965 giành độc lập từ Malaixia. Quốc khánh 9/8/1965, là thành viên Liên hiệp quốc 21/9/1965, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1/8/1973.

Brunây: Thời Trung đại thành lập vương quốc Hồi giáo từ 1888, là vùng đất bảo hộ của Anh. Từ 1944 – 1945, bị Nhật chiếm đóng tháng 1/1984 là vương quốc độc lập tách khỏi khối Liên hiệp Anh, thành viên của Liên hiệp quốc, từ 21/8/1984 và Liên hiệp các nước Đông Nam Á từ 7/1/1984.

PhiLippin: Cuối thế kỷ XIX, ngày 12/6/1898, PhiLippin đấu tranh giải phóng khỏi chiếm đóng của Tây Ban Nha và tuyên bố độc lập, thành lập chế độ cộng hòa. Hoa Kỳ tham chiến và sau khi thắng Tây Ban Nha (1899 – 1901) thì PhiLippin trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ. Năm 1934, Hoa Kỳ cho PhiLippin tự trị; từ 1941 - 1945 Nhật chiếm đóng. Sau giải phóng, ngày 4/6/1946, Hoa Kỳ trao trả độc lập cho PhiLippin, nhưng giữ lại một vài căn cứ quân sự. PhiLippin vẫn lấy ngày 12/6/1898 làm ngày quốc khánh, là thành viên Liên hiệp quốc 24/10/1945, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam cấp đại sự 12/7/1976.

Inđonexia: Từ thế kỷ XVI thuộc đế quốc Hà Lan. Nhật chiếm đóng từ 1942. Ngày 17/8/1945 giành độc lập. Là thành viên Liên hiệp quốc 25/10/1950, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp Đại sứ 15/8/1964..

Như vậy là các quốc gia Đông Nam Á đã bị xâm lược, bị nô dịch ít là hơn một nửa mà nhiều là 4 thế kỷ. Đến tháng 8/1945 có cơ hội mới, Nhật đầu hàng đồng minh đã tạo cho các nước Đông Nam Á đứng lên giành chính quyền làm chủ đất nước mình. Mỗi quốc gia cụ thể của mình tìm con đường đi đến giải phóng thực hiện độc lập dân tộc. Mọi con đường đều dẫn tới khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc. Diện mạo phong trào diễn ra đa dạng và phong phú.

Với cách mạng tháng 8/1945 được các nhà yêu nước đánh giá và khẳng định rằng là cuộc cách mạng chuẩn bị kỹ càng và chính xác đến mức nghệ thuật. Ảnh hưởng của nó mãi hôm nay vẫn còn nguyên bài học giá trị lớn lao không chỉ cho Việt Nam mà cho cả khu vực, cả phong trào giải phóng dân tộc toàn cầu. Cái sợi chỉ đỏ xuyên suốt không gian và thời gian chính là văn hóa dân tộc. Đó là yếu tố trường tồn của lịch sử Việt Nam, trong vùng của Đông Nam Á, một khu vực “thống nhất trong đa dạng” từng quốc gia, cả khu vực. Ngày nay đã có một Đông Nam Á có uy tín trên toàn cầu./.

Đậu Kỷ Luật

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1