17/01/2011
Tình hình xuất khẩu lạc của Nghệ An trong 3 năm qua (1999-2002)
Trong những năm gần đây danh hiệu “vua lạc” của Nghệ An đang bị đe doạ trên nhiều mặt: năng suất, chất lượng sản phẩm, ... chỉ tiêu xuất khẩu lạc đang không ngừng đi xuống (xem bảng sau)
| ĐVT | 1999 | 2000 | 2001 | 1. Tổng sản lượng hàng hoá | Tấn | 31652 | 36717 | 36013 | 2. Lượng lạc thu mua | “ | 23452 | 25939 | 25628 | 3. Lạc xuất khẩu | “ | 16872 | 7954 | 10000 | * Tỷ lệ % lạc xuất khẩu so với: | | | | | - Sản lượng hàng hoá | % | 53,3 | 21,6 | 27,7 | - Lượng thu mua | % | 71,9 | 30,6 | 39,0 |
Khách quan mà nói, thời gian gần đây hoạt động xuất khẩu đang biến động theo chiều hướng bất lợi cho nhiều sản phẩm ngành nông sản. Bị cạnh tranh quyết liệt, tìm được bạn hàng không dễ, đã vậy đơn giá xuất khẩu cứ tiếp tục đi xuống trong khi đó chi phí đầu tư sản xuất lạc tăng lên. Riêng mặt hàng lạc xuất khẩu của Nghệ An lại giảm sút ở mức khác thường với chiều hướng “xuống thang” đến mức báo động. Năm 1999, kể cả hệ thống quốc doanh và mạng lưới ngoài quốc doanh thu mua, tiêu thụ cho địa phương 23452 tấn lạc trong đó xuất khẩu được 16872 tấn (quy vỏ). Số lượng lạc do các doanh nghiệp địa phương trực tiếp xuất khẩu chiếm 53,3% tổng sản lượng hàng hoá và đạt 71,9% lượng lạc thu mua được. Năm 2000, trong khi tổng sản ượng hàng hoá đạt 36717 tấn; lượng lạc do các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu chỉ đạt 7954 tấn (quy vỏ) giảm tới 8918 tấn bằng 52,8% so năm 1999. Đến năm 2001 tổng sản lượng hàng hoá đạt 36013 tấn, thu mua được 25628 tấn, lượng lạc do các doanh nghiệp địa phương xuất khẩu được 10000 tấn (quy vỏ) bằng 39% lượng lạc thu mua được. Về tỷ trọng xuất khẩu so với tổng mức hàng hoá từ 53,3% năm 1999 và 21,6% năm 2000 đến năm 2001 đạt 27,7%. Đây là tiến độ giảm sút đáng lo ngại và cần được báo động. Thực ra với giá trị vốn có của nó, trong số những mặt hàng xuất khẩu của Nghệ An, lạc chiếm phần chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Ở đây cũng cần lưu ý điều này; trong tổng khối lượng lạc thu mua được để xuất khẩu thì các doanh nghiệp của Nghệ An xuất khẩu chiếm tỷ trọng còn thấp (năm 1999 chiếm 71,9%; năm 2000 chỉ 30,6%; năm 2001 cũng chỉ chiếm 39%) còn lạc bán cho các doanh nghiệp ngoại tỉnh, nhất là các tổng công ty cấp trung ương là “kênh” chủ yếu xuất khẩu lạc Nghệ An. Nói cách khác là các doanh nghiệp Nghệ An “thua đậm trên sân nhà”. Xuất khẩu lạc ngày càng giảm sút do các nguyên nhân sau: Doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng, thua lỗ triền miên nhiều năm chưa được xử lý, công nợ dây dưa khó đòi. Tỉnh và ngành chưa chú trọng đúng mức việc gây dựng doanh nghiệp thực sự có uy tín trên thương trường, khả năng tiếp cận thông tin vừa chậm, vừa phiến diện. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn lúng túng và thiếu kiên quyết, nhiều doanh nghiệp yếu kém nhưng việc tổ chức lại chậm thực hiện xử lý làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh, nhất là buốn bán với nước ngoài đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải là con người có đủ vốn “tri thức” đồng thời bản thân doanh nghiệp phải thực sự “khoẻ mạnh” về tiềm lực kinh tế. Hai yếu tố đó nhất thiết phải có nhưng thực tế ở Nghệ An phần đông các doanh nghiệp chưa đáp ứng được. Về chất lượng lạc ở Nghệ An đang từng bước suy giảm đây là một trong những nguyên nhân thế yếu trong cạnh tranh và giảm chỉ tiêu xuất khẩu. Biểu hiện rõ nhất là lạc Nghệ An có chiều hướng nhỏ dần, trong khi nhu cầu thị trường lại ưa chuộng loại lạc có hạt lớn. Làm thế nào khôi phục hoặc thu nhập loại lạc có chất lượng cao; việc đó đã được Ban thường vụ tỉnh uỷ Nghệ An cho ý kiến trong cuộc họp với các ngành có liên quan và chuyên trách ngày 10/5/2001, về đề án “định hướng phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001 – 2005”. Để xuất khẩu ở Nghệ An tiến nhanh và có bước đi vững chắc cần dồn sức vào một số công việc trọng yếu, trong đó quan trọng trước hết là tập trung chỉ đạo sản xuất các loại sản phẩm đủ sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả trên thị trường. Vì vậy, việc chọn giống cây, giống con, đầu tư chuyên canh là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Ngoài nguyên nhân khách quan còn không ít những hạn chế do yếu tố chủ quan gây ra. Cơ chế thị trường buộc phải cạnh tranh, nhưng cạnh tranh để khẳng định uy tín và cũng vì cạnh tranh mà tự đánh mất mình là hai cách làm trái ngược nhau. Thực trạng rất đáng tiếc ở Nghệ An trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu lạc nói riêng, nhiều doanh nghiệp đã cạnh tranh theo kiểu tự làm mất uy tín. Thiếu chung thuỷ với bạn hàng do non kém nghiệp vụ, cung cách quan hệ theo kiểu thời vụ; hết mùa xuất khẩu là hết bạn hàng, đến kỳ xuất khẩu lại tiếp tục đi tìm đối tác. Đó là kiểu làm ăn tạm bợ, chụp giật, xa lạ với lời khuyên của ông cha ta “buôn có bạn, bán có phường”. Thậm chí do làm ăn gian dối, có những trường hợp không những đánh mất uy tín doanh nghiệp mà còn làm giảm thanh danh của một địa phương. Hiện tượng “quân ta làm hại quân mình” vẫn còn tồn tại ở một số doanh nghiệp và cả thành phần kinh tế tư nhân. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn những tiếng nói khác nhau, chưa có một tổ chức đầu mối hoặc quy định, cam kết chung trên tỉnh, cho nên các doanh nghiệp chào hàng cùng trên một thị trường nhưng giá cả không đồng nhất đã thấp lại chênh nhau. Đối tác càng lợi dụng thế “liên minh lỏng lẻo” để chần chừ ép giá ra điều kiện. Các năm trước đây Nghệ An trở thành địa phương sớm có chính sách khuyến khích xuất khẩu lạc bằng cách dùng ngân sách địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp mua lạc tạm trữ và hỗ trợ kinh phí vận chuyển lạc từ các huyện miền núi, ... Năm 2001, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 25/2001/QĐ/UB về “một số chính sách khuyến khích xuất khẩu” theo hướng: Mọi sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thu mua để xuất khẩu kể cả hàng hoá tỉnh khác đều được khuyến khích xuất khẩu: tỉnh trích ngân sách hỗ trợ mức cao nhất 50% kinh phí cho doanh nghiệp và 100% kinh phí cho cán bộ công chức của các ban ngành cấp tỉnh được cử đi nước ngoài nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, bạn hàng hoặc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng trong thời hạn 3 tháng để mua nông sản xuất khẩu. Doanh nghiệp hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xuất khẩu được giao hàng năm hoặc doanh nghiệp không được giao chỉ tiêu xuất khẩu nhưng đã chủ động tìm kiếm, có thành tích cao đạt kim ngạch xuất khẩu trực tiếp từ 500 ngàn USD trở lên được tỉnh xét thưởng từ 10 triệu đến 40 triệu đồng; doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng hoặc chủng loại mặt hàng sản xuất tại Nghệ An lần đầu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài được phép tính thưởng 3% kim ngạch đạt được. Doanh nghiệp nào hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu xuất khẩu thì được trích 40% tổng số tiền thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Đối với mặt hàng lạc xuất khẩu tại Nghệ An ngoài những tiêu chuẩn xét thưởng ở trên còn được thưởng khuyến khích đối với các doanh nghiệp hàng năm xuất khẩu trực tiếp từ 500 tấn lạc nhân trở lên với mức thưởng 40000 đồng/1 tấn. Chính sách khuyến khích của Nghệ An đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp và người lao động, tìm đầu ra sản phẩm bảo đảm lợi ích cho người sản xuất, ngăn chặn các phần tử cò mồi, trung gian ép cấp, ép giá nông sản. Cơ chế này mới ban hành nhưng đáp ứng đúng nhu cầu cuộc sống cho nên từ đầu vụ xuất khẩu nông sản (chủ yếu là lạc) đã có những tác dụng tạo hiệu quả đáng kể. Trong năm nay với chỉ tiêu đã được xác định, tỉnh Nghệ An phấn đấu xuất khẩu lạc tăng hơn năm 2000. Hy vọng rằng kể từ năm nay, bằng việc làm thực tế Nghệ An tiếp tục khẳng định danh hiệu “vua lạc” trên thương trường.
|
|
-
Đang online:
1
-
Hôm nay:
1
-
Trong tuần:
1
-
Tất cả:
1
|
|