QuýI/2017, tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, trong nước nền kinh tế bướctăng trưởng nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường; ảnh hưởng đến phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh. Ở trong tỉnh tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn gặpnhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường; dịch bệnh xảy ra trên câytrồng, vật nuôi… đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của các tầng lớp dâncư. Trước tình hình đó ngay từ đầu năm dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giámsát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 221/QĐ-UBNDvề những giải pháp chủ yếu để chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hộitỉnh Nghệ An năm 2017. Do đó kinh tế - xã hội Quý 1 đã đạt được một số kết quảnhất định, cụ thể như sau:
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) quý I/2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 13352 tỷ đồng, tăng 6,52% so với quý I/2016, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 2761,8 tỷ đồng, tăng 2,38%; khu vực công nghiệp – xây dựng 3937,3 tỷ đồng, tăng 8,72%; khu vực dịch vụ 5777,7 tỷ đồng, tăng 6,25% và thuế sản phẩm 875,1 tỷ đồng tăng 12,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I năm nay cao hơn tốc độ tăng quý I của năm 2016 (6,46%). Trong 3 khu vực của nền kinh tế thì khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ có tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản lại có tốc độ tăng thấp hơn.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP)
(Theo giá so sánh 2010)
| Quý I/2017 (Tỷ đồng) | So sánh với cùng kỳ năm trước (%) | Mức đóng góp vào tăng trưởng chung (%) |
Tổng số | 13352,0 | 106,52 | 6,52 |
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản | 2761,8 | 102,38 | 0,51 |
- Công nghiệp – xây dựng | 3937,3 | 108,72 | 2,52 |
- Dịch vụ | 5777,7 | 106,25 | 2,71 |
- Thuế sản phẩm | 875,1 | 112,50 | 0,78 |
Trong 6,52% mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đã đóng góp 0,51 điểm %; khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp 2,52 điểm %; khu vực dịch vụ đóng góp 2,71 điểm % và thuế sản phẩm đóng góp 0,78 điểm %.
Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng thấp với mức tăng 2,38% thấp hơn cùng kỳ năm trước (quý I/2016 tăng 4,47%), trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 76% của toàn khu vực chỉ tăng 1,53% do sản phẩm nông nghiệp quý I chủ yếu là rau màu vụ Đông mất mùa, sản lượng của một số cây trồng chủ yếu đều thấp thua vụ Đông năm trước như ngô giảm 14,82%, lạc đông khoai lang giảm 23,89%, lạc giảm 7,48%,… tuy nhiên ngành chăn nuôi vẫn phát triển khá, sản lượng xuất chuồng tăng do đó giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp không như kỳ vọng nhưng trong điều kiện mất mùa thì mức tăng này là chấp nhận được. Còn lại 2 ngành lâm nghiệp và thủy sản đều có mức tăng bình thường, trong đó ngành lâm nghiệp tăng 5,65% do trong quý sản lượng lâm sản khai thác tăng so với cùng kỳ năm trước và ngành thủy sản tăng 4,9% do sản lượng nuôi trồng và đánh bắt tăng hơn cùng kỳ năm trước.
Khu vực công nghiệp – xây dựng giá trị tăng thêm tăng 8,72% so với cùng quý năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây (Quý I năm 2016 tăng 8,16%, Quý I năm 2015 tăng 7,78%, Quý I năm 2014 tăng 5,91%, Quý I năm 2013 tăng 1,51%) do trong kỳ ngành xây dựng phục hồi sau nhiều năm suy giảm (Quý I năm 2016 tăng 5,67%, Quý I năm 2015 tăng 3,74%, Quý I năm 2014 tăng 1,9%, Quý I năm 2013 giảm 1,93%) do đó giá trị tăng thêm của ngành này đã tăng 9,86% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp quý này không có sản phẩm mới, các sản phẩm chủ lực đã khai thác hết công suất như bia giảm, đường giảm, sữa tăng thấp nên giá trị tăng thêm ngành này chỉ tăng 8,02% thấp hơn cùng kỳ năm trước (9,55%).
Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển do doanh thu các ngành dịch vụ tăng khá, tuy nhiên mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức tăng không nhiều (5,2%) nên mức tăng của khu vực này chỉ đạt 6,25% (Quý I năm 2016 tăng 6,13%). Trong đó giá trị tăng thêm của ngành bán buôn, bán lẻ tăng 6,96%; vận tải, kho bãi tăng 6,92%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,43%; quản lý nhà nước tăng 7,05%; giáo dục tăng 5,23%...
2. Thu chi ngân sách, tài chính tín dụng
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2933,8 tỷ đồng, bằng 25,3% dự toán cả năm và tăng 31,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nội địa ước đạt 2493,8 tỷ đồng, bằng 23,5% dự toán và tăng 20,0%. Nhiều khoản thu so với cùng kỳ năm trước tăng khá như: Thu từ khu vực CTN-DV ngoài quốc doanh 1060,32 tỷ đồng, bằng 22,4% dự toán và tăng 20,1%; thuế thu nhập cá nhân 104,6 tỷ đồng, bằng 30,8% dự toán và tăng 16,0%; thuế bảo vệ môi trường 207,54 tỷ đồng, bằng 27,9% dự toán và tăng 27,7%; thu tiền sử dụng đất 460,93 tỷ đồng, bằng 23,0% và tăng 56,6%. Thu thuế XNK 440 tỷ đồng, bằng 45,83% dự toán và tăng 172,66%.
Tổng chi ngân sách 3 tháng ước đạt 4642,9 tỷ đồng, bằng 21,9% dự toán. Trong đó chi đầu tư phát triển 1150 tỷ đồng, bằng 24,8% dự toán; chi thường xuyên 3472,9 tỷ đồng, bằng 21,5% dự toán. Các khoản chi quan trọng trong chi thường xuyên đều bảo đảm như: Chi sự nghiệp kinh tế 355 tỷ đồng, bằng 23,2% dự toán; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 1454 tỷ đồng, bằng 20,5% dự toán; chi sự nghiệp y tế 395 tỷ đồng, bằng 22,1%; chi đảm bảo xã hội 273 tỷ đồng, bằng 27,5% dự toán và chi quản lý hành chính 722 tỷ đồng, bằng 24,3% dự toán. Các khoản chi đầu năm chủ yếu tập trung chi lương và các khoản có tính chất lương, chi thăm hỏi chúc Tết các đối tượng chính sách, chi mừng thọ, chi hỗ trợ hộ nghèo,…
Trong quý I/2017, nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng khá và tăng hầu hết ở các tổ chức tín dụng, tính đến 31/3/2017 nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 96035 tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm (+3440 tỷ đồng); chủ yếu tăng nguồn tiền gửi tiết kiệm do sau Tết nguyên đán khối lượng tiền nhàn rỗi trong dân nhiều, bên cạnh đó các tổ chức áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi nhân dịp đầu Xuân, nên việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng vẫn được người dân lựa chọn. Dư nợ cho vay trên địa bàn ước đạt 149048 tỷ đồng, tăng 2,5% với đầu năm (+3635 tỷ đồng). Nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 1025 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng dư nợ.
3. Đầu tư và xây dựng
Quý I/2017 lĩnh vực đầu tư xây dựng có khởi sắc hơn. Vốn đầu tư phát triển tháng 3/2017 thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 475,1 tỷ đồng, đưa 3 tháng đầu năm ước đạt 1372,7 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 615,7 tỷ đồng, tăng 11,27%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 476,4 tỷ đồng, tăng 11,84% và cấp xã 280,56 tỷ đồng, tăng 12,39%.
Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý I/2017 đạt 10032,5 tỷ đồng, giảm so với quý IV/2016 là 1852,1 tỷ đồng và tăng 1105,2 tỷ đồng (+12,38%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vốn nhà nước ước đạt 2785,4 tỷ đồng, tăng 12,41% so với cùng kỳ năm trước (Trung ương quản lý tăng 13,27%, địa phương quản lý tăng 11,98%); vốn ngoài nhà nước 7075,3 tỷ đồng, tăng 12,32%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 171,9 tỷ đồng, tăng 14,39%. Nếu phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý I/2017 ước đạt 8884,3 tỷ đồng, chiếm 88,55% tổng vốn, tăng 12,31% so với cùng kỳ năm trước; vốn mua sắm tài sản cố định 366,55 tỷ đồng, tăng 110,88%; vốn sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ 336,1 tỷ đồng, tăng 14,4%;…
Vốn đầu tư thực hiện trong quý chủ yếu tập trung vào các công trình chuyển tiếp từ năm 2016 sang như đường giao thông từ KCN Hoàng Mai II đến NM xi măng Tân Thắng; đường N5 KKT Đông Nam đến Hòa Sơn, Đô Lương; đường ven biển Đông Hồi; đường D1, N3 Khu đô thị Hoàng Mai; Bệnh viện đa khoa Nghệ An giai đoạn 2; hồ chứa nước Bản Mồng; dự án cấp nước thô cho nhà máy nước sạch tại Vinh; nâng cấp đê Tả Lam; đường vào trung tâm xã Nghĩa Hòa, Thị xã Thái Hòa; đường nối quốc 1A đi Nghĩa Đàn, Thái Hòa; đường Mường Xén – Ta Đo – Khe Kiền; đường từ Trung tâm huyện Thanh Chương đi Khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ; Khu thực hành tiền lâm sàng Trường Đại học Y khoa Vinh; Cầu Cửa Hội; Nhà máy xi măng Sông Lam; Vinpearl Cửa Hội;…
Trong kỳ Tập đoàn TKV - Hàn Quốc đã động thổ Dự án nhà máy sản xuất container với tổng số vốn đầu tư 550 tỷ đồng, dự kiến mỗi năm cung cấp 6000 sản phẩm container, dự kiến hoàn thành tháng 6/2018.
Công tác xúc tiến đầu tư: Ngày 19/2/2017 tại Thành phố Vinh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An phối hợp với Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam tổ chức hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư xuân Đinh Dậu 2017. Đây là lần thứ 9 liên tiếp Hội nghị được tổ chức kể từ năm 2009, với mục tiêu giới thiệu quảng bá nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh Nghệ An, các Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại hội nghị lần này, tỉnh Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án và ký kết 5 thỏa thuận ghi nhớ, hợp tác đầu tư vào Nghệ An với tổng số vốn đăng ký là 22628 tỷ đồng.
4. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
a, Sản xuất nông nghiệp
Quý I/2017 sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông 2016 và đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ Xuân 2017.
Vụ Đông năm 2016, sản xuất trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa lớn gây ngập úng nên sản lượng của nhiều loại cây trồng chính giảm so với năm 2015, đến nay bà con nông dân cơ bản đã thu hoạch xong. Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông 2016 đạt 39448,8 giảm 5,79% (-2422,6 ha) so với vụ Đông năm trước và không đạt kế hoạch đề ra. Trong đó, cây ngô diện tích 21131,4 ha, giảm 10,97% (-2603,3 ha); năng suất 43,02 tạ/ha giảm 1,94 tạ/ha; sản lượng 90900,8 tấn, giảm 14,82% (-15819,2 tấn). Cây khoai lang diện tích 1950,9 ha, giảm 21,66% (-539,4 ha); năng suất 64,02 tạ/ha; sản lượng 12488,7 tấn, giảm 23,9% (-3921,4 tấn). Rau các loại diện tích 11735,3 ha, giảm 1,11% (-131,5 ha); phần lớn là hành tỏi, rau ăn lá, ăn quả phù hợp với thị trường được trồng từ 3-5 lứa/vụ; năng suất 124,08 tạ/ha; sản lượng 145609,8 tấn, tăng 3,03% (+4276 tấn). Lạc diện tích 1398,4 ha, tăng 8,16% (+105,5 ha); năng suất 18,98 tạ/ha; sản lượng 2654,8 tấn, giảm 7,48% (-214,7 tấn), nguyên nhân giảm do năng suất giảm tại huyện Nghi Lộc (chỉ đạt 8,13 tạ/ha) vì ngập úng khi gieo trồng.
Vụ Xuân 2017 thời tiết tương đối thuận lợi nên diện tích tăng hơn cùng vụ năm trước. Tổng diện tích cây trồng vụ Xuân ước đạt 190186,5 ha tăng 0,76% (+1435,7 ha) so với xụ Xuân năm 2016. Trong đó lúa gieo trồng đạt 91465 ha, giảm 0,04% (-36,2 ha). Lúa Xuân được gieo cấy chủ yếu tại các huyện có điều kiện thâm canh và chủ động được nguồn nước như Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh Chương, …
Ngoài ra các cây trồng khác cũng được bà con tích cực gieo trồng như cây ngô gieo trỉa ước đạt 18220 ha, tăng 0,59% (+107,2 ha) so với vụ Xuân năm trước; Cây khoai lang diện tích trồng 1850 ha, tăng 33,3 ha; Cây rau đậu gieo trồng ước đạt 12625 ha, tăng 1,38% (+171,8 ha); Cây lạc gieo trỉa 13500 ha, tăng 0,43% (+57,5 ha).
Do bà con nông dân tuân thủ đúng lịch nông vụ, giảm gieo thẳng lúa nên cây lúa và các cây trồng khác đang phát triển tốt. Các ngành chức năng đã hướng dẫn cho bà con nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng cường bón thúc sớm, tăng lượng bón phân kaly, tập trung xử lý ngay những diện tích cây trồng bị nhiễm bệnh, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, điều tiết nguồn nước hợp lý ngay từ đầu vụ.
Cây lâu năm diện tích ước đạt 43914 ha, tăng 3,57% (+1512,2 ha) so với cùng kỳ năm 2016, chủ yếu là tăng cây ăn quả, cây gia vị, cây dược liệu lâu năm. Hiện nay đang thu hoạch chè vụ xuân, phun thuốc, tỉa cành để phòng trừ sâu bệnh, chuẩn bị giống, phân bón, làm đất để ươm cây nhằm đạt kế hoạch trồng mới 2017.
Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển, tổng đàn trâu hiện nay ước đạt 290532 con, giảm 2% (-5930 con) so với cùng kỳ năm trước; Tổng đàn bò ước đạt 448712 con, tăng 4,1% (+17672 con), trong đó bò sữa 62585 con tăng 7,35% (+4285); Tổng đàn lợn ước đạt 891267 con, giảm 1,0% (-9003 con) do tâm lý bà con sợ dịch bệnh, chi phí thức ăn, con giống tăng cao, ảnh hưởng môi trường; Tổng đàn gia cầm ước đạt 19891 ngàn con, tăng 7,9% (+1456 ngàn con), trong đó đàn gà ước đạt 15959 ngàn con.
Trong quý I đã xảy ra một số ổ dịch Lở mồm long móng trên đàn gia súc và dịch Cúm gia cầm tại các huyện Diễn Châu, Yên Thành và Đô Lương. Cho đến nay các ổ dịch Cúm gia cầm đã được dập tắt và không có thêm gia súc, gia cầm ốm chết. Các ngành chức năng đã chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm để bao vây, phòng chống kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Hiện nay các địa phương đang tích cực triển khai tiêm vacxin cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân 2017.
b, Sản xuất lâm nghiệp
Diện tích trồng rừng tập trung quý I/2017 ước đạt 4634 ha, tăng 0,59% (+27 ha) so với cùng kỳ năm trước; Khai thác gỗ các loại được 61150 m3, tăng 5,94% (+3430 m3), sản lượng gỗ khai thác tăng khá từ rừng trồng của các dự án, hộ dân sinh đã đến kỳ thu hoạch và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như ván ép, dăm gỗ, nguyên liệu giấy và nhu cầu xây dựng; khai thác 712200 ste củi, giảm 150 ste…
Công tác bảo vệ rừng thường xuyên được quan tâm, tuy nhiên các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng vẫn còn xảy ra như nạn chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản, động vật rừng trái phép... qua đó trong tháng 3 đã phát hiện và xử lý 41 vụ, tịch thu 97,88 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách 619,6 triệu đồng, trong đó phạt tiền 238,3 triệu đồng.
c, Sản xuất thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng 3 ước đạt 205 ha, đưa tổng diện tích 3 tháng đạt 16087 ha, tăng 24 ha so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu diện tích cá ao và hồ đập thủy lợi. Hiện nay bà con ngư dân các huyện ven biển đang nạo vét, cải tạo, xử lý diện tích ao đầm nuôi tôm để chuẩn bị cho việc thả tôm vụ 1 năm 2017.
Do thời tiết thuận lợi và nhu cầu tiêu dùng thủy sản trong dịp Tết nguyên đán lớn, giá cả tăng nên thời gian ngư dân ra khơi bám ngư trường nhiều hơn, do vậy sản lượng thủy sản khai thác quý I/2017 ước đạt 23415 tấn, tăng 6,14% (+1355 tấn) so với cùng kỳ năm trước, cùng với bà con thu hoạch sản phẩm thủy sản nuôi trồng phục vụ Tết nên sản lượng thủy sản nuôi trồng quý I ước đạt 11355 tấn, tăng 4,46% (+485 tấn). Tính chung cả khai thác và nuôi trồng sản lượng thủy sản quý I/2017 ước đạt 34770 tấn, tăng 5,59% (+1840 tấn).
Ngoài ra, trong quý ngành thủy sản đã tập trung chỉ đạo các đơn vị sản xuất giống chuẩn bị đủ giống đảm bào chất lượng phục vụ kịp thời nhu cầu nuôi thả của nhân dân, trong quý đã sản xuất, cung cấp được 176 triệu con giống, tăng 1,73% (+3 triệu con); tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố cơ sở vật chất để chuẩn bị thả cá vụ xuân.
5. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nghệ An phát triển chưa ổn định và vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, không có sản phẩm mới nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, quyết định đến tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp lại có mức tăng thấp nhất do đó ngành công nghiệp chưa thể bứt phá để phát triển nhanh. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2017 tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm công nghiệp khai khoáng tăng 12,21%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,96%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 16,17%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,61%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong tháng có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như đá xây dựng 252,71 ngàn m3, tăng 9,89%; nước mắm 8818 tấn, tăng 61,86%; bia đóng chai 5,76 triệu lít, tăng 10,8%; bia đóng lon 7,59 triệu lít, tăng 32,33%; quần áo sơ mi 1504 ngàn cái, tăng 23,89%; ống nhựa tiền phong 1580 tấn, tăng 16,43%; gạch xây dựng 56 triệu viên, tăng 9,83%; xi măng 228 ngàn tấn, tăng 18,4%; đá ốp lát 73,4 ngàn m2, tăng 21,83%; thép hợp kim 4700 tấn, tăng 17,5%; điện thương phẩm 258 triệu kwh, tăng 26,47%; nước máy 2428 ngàn lít, tăng 11,58%... Bên cạnh đó có nhiều sản phẩm giảm sút như đường tinh luyện giảm 10,55%; thuốc lá giảm 5,54%; gạch granite giảm 1,99%;…
Tính chung 3 tháng đầu năm 2017 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,02% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm công nghiệp khai khoáng tăng 8,87%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,87%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 30,85% do hồ thủy điện nước nhiều nên các nhà máy tăng công suất chạy máy; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,79%.
Ba tháng đầu năm một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như đá xây dựng 683,8 ngàn m3, tăng 13,34%; nước mắm 20,75 triệu lít, tăng 29,62%; sợi 4537 ngàn tấn, tăng 10,39%; quần áo sơ mi 4070 ngàn cái, tăng 24,09%; ống nhựa tiền phong 4560 tấn, tăng 48,24%; xi măng 638,4 ngàn tấn, tăng 19,1%; đá ốp lát 218,2 ngàn m2, tăng 13,31%; thép hợp kim 13510 tấn, tăng 50,13%; loa 38,57 triệu cái, tăng 8,75%; điện sản xuất 439 triệu kwh, tăng 38,05%; điện thương phẩm 780 triệu kwh, tăng 27,87%; nước máy 7,42 triệu m3, tăng 12,14%; rác thải thu gom 45,8 ngàn tấn, tăng 17,47%; còn lại các sản phẩm khác có mức tăng thấp hơn và nhiều sản phẩm chủ yếu giảm nhiều như cá đóng hộp giảm 3,33%; đường tinh luyện giảm 6,73%; bia đóng chai giảm 3,14%; bia đóng lon giảm 6,98%; thùng hộp bằng bìa cứng giảm 12,1%; phân NPK giảm 6,34%;… do lượng tồn kho nhiều các nhà máy phải cắt giảm sản lượng sản xuất.
6. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trong năm 2016 đã cấp đăng ký thành lập mới cho 1541 doanh nghiệp, tăng 12,52% so với cùng kỳ, tổng số vốn các doanh nghiệp đăng ký 7040,9 tỷ đồng, tăng 28,41% so với cùng kỳ, bình quân khoảng 4,57 tỷ đồng/doanh nghiệp. Theo kết quả rà soát doanh nghiệp tính đến 31/12/2016 trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 9494 doanh nghiệp, trong đó 8465 doanh nghiệp đang hoạt động (59 doanh nghiệp đang đầu tư chưa đi vào sản xuất kinh doanh), 439 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 418 doanh nghiệp ngừng hoạt động đang chờ giải thể, phá sản và 172 doanh nghiệp không tìm thấy.
7. Thương mại, dịch vụ và giá cả
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3/2017 theo giá hiện hành ước đạt 3801,5 tỷ đồng, tăng 10,58% so với cùng tháng năm trước đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 11583,9 tỷ đồng, tăng 12,31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thành phần kinh tế tư nhân 4775,2 tỷ đồng, tăng 12,18%; thành phần kinh tế cá thể 6172,4 tỷ đồng, tăng 13,5%, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 117,0 tỷ đồng, tăng 1,11%. Chia theo nhóm hàng bán lẻ thì nhóm lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất với doanh thu trong quý ước đạt 3566,4 tỷ đồng (chiếm 30,79% tổng số), tăng 16,46% so với cùng quý năm trước; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 1336 tỷ đồng, tăng 7,41%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng 771,5 tỷ đồng, tăng 7,6%; ô tô các loại 2001,9 tỷ đồng, tăng 18,33%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) 840 tỷ đồng, tăng 6,93%; xăng dầu 1069 tỷ đồng, tăng 6,89%,...
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành tháng 3/2017 ước đạt 484,4 tỷ đồng, tăng 12,72% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 3 tháng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 1396 tỷ đồng, tăng 11,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó dịch vụ lưu trú phục vụ 831,3 ngàn lượt khách, tăng 10,73% so với cùng kỳ năm trước (540,65 ngàn lượt khách ngủ qua đêm) với doanh thu lưu trú 180,7 tỷ đồng, tăng 11,83%; dịch vụ ăn uống 1201,2 tỷ đồng, tăng 11,69%; dịch vụ du lịch lữ hành 14,1 tỷ đồng, tăng 9,14%. Doanh thu hoạt động dịch vụ khác 1090,5 tỷ đồng, tăng 11,04%, trong đó kinh doanh bất động sản 397,1 tỷ đồng, tăng 6,15%; dịch vụ hành chính 209,2 tỷ đồng, tăng 7,87%; dịch vụ y tế 152,8 tỷ đồng, tăng 40,33% do điều chỉnh giá dịch vụ Y tế theo thông tư liên tịch số 37/TTLT-BYT-BTC;…
Giá cả thị trường: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 năm 2017 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 0,83% so với tháng 12/2016 và tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước. 9/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng và tăng nhiều nhất là nhóm nhà ở, điện, nước chất đốt và VLXD với mức tăng 0,81% (giá gas tăng 6%); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,61% (lương thực tăng 0,43%, thực phẩm tăng 0,79%); 2 nhóm giảm giá là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,15% và nhóm văn hóa giải trí và du lịch giảm 3,59%.
Như vậy bình quân 2 tháng năm 2017 chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 7,41% so với cùng kỳ, tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng 140,47% do các cơ sở y tế thực hiện việc tăng giá dịch vụ y tế theo thông tư 37; nhóm giao thông tăng 6,36%; còn lại các nhóm khác có mức tăng thấp hơn và 2 nhóm giảm giá là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép và nhóm bưu chính viễn thông.
Không nằm trong rổ hàng hóa để tính CPI, giá vàng so với tháng trước tăng 2,93%, so với tháng 12/2016 tăng 2,10%, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,68%; chỉ số đô la Mỹ tăng 0,31% so với tháng trước, giảm 0,39% so với tháng 12/2016 và tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước.
8. Vận tải
Nhìn chung hoạt động kinh doanh vận tải quý I đã đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và đi lại của dân cư nhất là trong dịp tết nguyên đán, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động vận tải thường xuyên được duy trì nên đã hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng lèn khách, ép giá, đảm bảo giao thông thông suốt.
Vận chuyển hành khách tháng 3/2017 ước đạt 5847,4 ngàn lượt khách và 491,9 triệu lượt khách.km. So với cùng tháng năm trước hành khách vận chuyển tăng 12,22% và hành khách luân chuyển tăng 12,76%. Tính chung quý I khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 18,12 triệu lượt khách, tăng 13,23% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hành khách luân chuyển 1524,8 triệu lượt khách.km, tăng 13,43%.
Vận tải hàng hóa tháng 3/2017 ước đạt 5380,9 ngàn tấn và 227,3 triệu tấn.km. So với tháng 3/2016 khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 7,8%, khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng 4,82%. Tính chung 3 tháng đầu năm khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 16,71 triệu tấn, tăng 6,75% với cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển hàng hóa 725,9 triệu tấn.km, tăng 4,75%. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa quý này tăng thấp do vận tải đường biển giảm làm ảnh hưởng đến vận chuyển và luân chuyển chung.
Doanh thu vận tải, bốc xếp quý I ước đạt 1928,14 tỷ đồng, tăng 4,76% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu vận tải hàng hóa 1325,64 tỷ đồng, tăng 2,4%; doanh thu vận tải hành khách 433 tỷ đồng, tăng 13,84% và doanh thu bốc xếp dịch vụ vận tải 169,51 tỷ đồng, tăng 2,4%.
Nguồn: Thái Bá Minh - Cục Thống kê Nghệ An